Thị trường chứng khoán ngày 23/10: Kết phiên sáng 2 sàn quay đầu giảm điểm, châu Á cũng giảm điểm

Cập nhật: 12:07 | 23/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong phiên giao dịch sáng 23/10 thị trường mở cửa trong sắc xanh, tuy nhiên áp lực bán gia tăng khiến các chỉ số quay đầu giảm điểm. Chứng khoán châu Á giảm vì luật Brexit chưa được thông qua.

thi truong chung khoan ngay 2310 ket phien sang 2 san quay dau giam diem chau a cung giam diem

Học Warren Buffett cách nhìn cổ phiếu ngân hàng

thi truong chung khoan ngay 2310 ket phien sang 2 san quay dau giam diem chau a cung giam diem

Thị trường chứng khoán ngày 23/10: Thông tin trước giờ mở cửa

thi truong chung khoan ngay 2310 ket phien sang 2 san quay dau giam diem chau a cung giam diem

Nhận định chứng khoán ngày 23/10: Cần thêm thời gian tích lũy

thi truong chung khoan ngay 2310 ket phien sang 2 san quay dau giam diem chau a cung giam diem

Nhận định chứng khoán ngày 23/10: Xu hướng thị trường phái sinh và chứng quyền

Kết phiên sáng, trên sàn HoSE, VN-Index giảm 0,96 điểm tương đương 0,1% xuống 986,23 điểm. Toàn sàn có 123 mã tăng, 150 mã giảm và 61 mã đứng giá tham chiếu.

Trên sàn HNX, HNX-Index giảm 0,1 điểm tương đương 0,1% xuống 104,39 điểm. Toàn sàn có 38 mã tăng, 58 mã giảm và 48 mã đứng giá tham chiếu.

thi truong chung khoan ngay 2310 ket phien sang 2 san quay dau giam diem chau a cung giam diem
Ảnh minh họa

Độ rộng trong rổ VN30 đã cân bằng trở lại với 14 mã tăng, 12 mã giảm và 4 mã đứng giá. VHM, VCB, VNM từ rổ này là các mã chính kéo chỉ số đi xuống với sắc đỏ gần 1%. Đối trọng với những mã này là VIC, MSN và HPG.

Sự phân hóa diễn ra tại nhóm thủy sản, dệt may trong phiên sáng nay, với điểm nhấn có lẽ nằm ở CMX, FTM khi đà nằm sàn của cả hai đã chấm dứt. MPC ở nhóm thủy sản sau chuỗi phiên điều chỉnh liên tiếp cũng đã hiện sắc xanh trở lại ở mức gần 3%.

Diễn biến nhóm xây dựng không mấy tích cực khi sắc đỏ chiếm ưu thế trong nhóm. DTD và L14 là bộ đôi điều chỉnh hơn 1%, trong khi TDC, HBC, CII lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. C69 là điểm nhấn trong nhóm với sắc tím. Nếu nhìn theo kỹ thuật thì nhiều khả năng giá đang trở lại với một nhịp tăng mới.

Áp lực chốt lời tiếp tục đè mạnh lên FLC khi mã giảm gần 5% trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, điểm tích cực có lẽ nằm ở thanh khoản khi mức khối lượng ở mã vẫn đạt hơn 11 triệu cổ phiếu chứng tỏ vẫn có người đang tích cực “bắt dao rơi”. Nếu nhìn theo kỹ thuật, giá đã rơi về hỗ trợ là 4,200-4,600 nên có thể nguyên nhân đằng sau sự ổn định ở thanh khoản nằm ở đây. Tuy nhiên, nếu giá rớt khỏi vùng này thì nhiều khả năng lực cầu sẽ sụt giảm dần và tình trạng trống bên mua và rơi sàn sẽ xảy ra với cổ phiếu. Các mã khác thuộc “họ FLC” cũng đã hạ nhiệt, cụ thể là HAI tăng nhẹ trên 1%, trong khi AMD điều chỉnh gần 2%.

Vật liệu xây dựng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.7%. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.65%.

Khối ngoại bán ròng hơn 11 tỷ đồng trên sàn HoSE và gần 3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, HPG và VRE trên sàn HoSE. PVS hiện là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

Tại thị trường châu Á, MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 0,26%. Các chỉ số lớn trong khu vực đều giảm điểm, trong đó giảm mạnh nhất là thị trường New Zealand.

Nikkei 225 của Nhật Bản và Kospi của Hàn Quốc lần lượt giảm 0,06% và 0,3%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite đồng loạt giảm hơn 0,2%. Hang Seng của Hong Kong mất gần 200 điểm, tương đương 0,7%.

Giảm mạnh nhất khu vực là thị trường New Zealand với NZX 50 giảm gần 2%. ASX 200 của Australia giảm 0,3%. Tại Đông Nam Á, Straits Times của Singapore giảm 0,5%. 2 chỉ số lớn của Indonesia và Malaysia giảm khoảng 0,3%.

Anh Khang T/h