Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam liên tiếp đón hàng loạt thương vụ lớn

Cập nhật: 08:00 | 28/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Đầu tháng 9 đến nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam liên tiếp đón những thông tin về các thương vụ hợp tác bancassuracne, M&A với giá trị lớn.

thi truong bao hiem nhan tho viet nam lien tiep don hang loat thuong vu lon

Muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng, sinh viên ngành tài chính ngân hàng cần biết những điều này

thi truong bao hiem nhan tho viet nam lien tiep don hang loat thuong vu lon

Khách hàng tại ACB sẽ dễ dàng tiếp cận sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Manulife

thi truong bao hiem nhan tho viet nam lien tiep don hang loat thuong vu lon

Kênh bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng tiếp tục tăng trưởng

Tại Việt Nam, Aviva bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ từ năm 2011 với tiền thân là BHNT Vietinbank Aviva – liên doanh giữa Aviva và ngân hàng VietinBank. Đến 4/2017, Aviva hoàn tất mua lại 50% cổ phần của VietinBank và chính thức sở hữu 100%, ký kết thỏa thuận độc quyền 18 năm phân phối các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ thông qua mạng lưới của VietinBank. Như vậy, nếu chuyển nhượng thành công, VietinBank sẽ có đối tác mới.

Trong khi đó, Vietcombank cũng nhiều khả năng sẽ sớm công bố thỏa thuận ký kết phân phối bảo hiểm trong thời gian tới.

Trong khi chờ đợi những "deal" khủng kể trên được chốt trong thời gian tới, trước đó, hồi đầu tháng 9, hai hãng bảo hiểm nhân thọ đang có thị phần lớn trên thị trường là Prudential và Manulife cũng chính thức công bố đối tác ngân hàng mới của mình.

thi truong bao hiem nhan tho viet nam lien tiep don hang loat thuong vu lon
Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 9/9, ACB và Manulife đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm. Theo đó, trong thời gian đầu hợp tác, khách hàng ACB có thể tham gia hai sản phẩm bảo hiểm chủ đạo gồm Tương Lai Thịnh Vượng và Bảo An Như Ý.

Cũng trong ngày 9/9, Prudential đã ký kết thỏa thuận với Shinhan Bank Việt Nam để triển khai mô hình bancassurance. Công ty bảo hiểm này cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong mô hình bancassuracne. Hiện số ngân hàng đối tác trong và và ngoài nước với Prudential Việt Nam đã lên con số 7.

Cũng trong đầu tháng 9 vừa qua, Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ, Prudential Financial (khác với Tập đoàn bảo hiểm Prudential của Anh) ra thông báo sẽ mua công ty khởi nghiệp (startup) bảo hiểm trực tuyến Assurance IQ với giá 2,35 tỷ USD nhằm mở rộng sự tiếp cận đối với những khách hàng thành thạo công nghệ thích giao dịch thông qua Internet.

Assurance IQ là công ty insurtech mới được thành lập vào năm 2017 và đang sở hữu hàng chục triệu khách hàng.

Thông qua thương vụ này, Prudential Financial kỳ vọng sẽ tiết kiệm chi phí 25 - 50 triệu USD vào năm 2020 và con số này sẽ tăng lên 50 - 100 triệu USD vào năm 2022, đồng thời giúp lợi nhuận của Tập đoàn tăng thêm 30 - 35 cent trên mỗi cổ phiếu vào năm 2021.

Một công ty khởi nghiệp bảo hiểm ô tô khác là Root Insurance Co. vừa hoàn thành đợt huy động vốn mới, có thể định giá công ty này ở mức 3,65 tỷ USD. Ðây là công ty khởi nghiệp ở Columbus, bang Ohio - một trong những công ty bảo hiểm phát triển nhanh nhất.

Ðiều này cho thấy, thị trường insurtech đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng rất lớn.

Các chuyên gia nhận định rằng, theo sau Mỹ, châu Á đang trở thành điểm nóng về insurtech, bởi thị trường nơi đây hội tụ đủ các điều kiện cần thiết.

Ba trong số những nguyên nhân quan trọng nhất là quy mô đáng kể của tầng lớp trung lưu đang lên tại châu Á, mật độ sử dụng điện thoại thông minh ngày càng cao và sự suy giảm hiệu quả của các kênh phân phối bảo hiểm truyền thống.

Xu hướng công nghệ được thúc đẩy bởi mức độ tăng trưởng và châu Á lại là nơi tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập niên qua.

Tại Việt Nam, thị trường insurtech cũng đang bùng nổ với nhiều công ty khởi nghiệp được thành lập. Một số công ty điển hình như Inso, App bảo hiểm, Papaya, Miin, Opes…

Tuy nhiên, dù số lượng khá nhiều nhưng các công ty này chưa tạo ra sự khác biệt nào trên thị trường do một số yếu tố tác động.

Ðầu tiên là người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa có thói quen mua bảo hiểm một cách chủ động trên online.

Thứ hai là những công ty bảo hiểm này chưa xây dựng được những sản phẩm bảo hiểm thật sự khác biệt, phù hợp với đặc thù rất riêng của bảo hiểm trực tuyến.

Thu Hoài

Tin liên quan