Tăng trưởng kinh tế Việt Nam và ba lưu ý

Cập nhật: 10:24 | 06/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sau rất nhiều năm, Việt Nam mới đạt được kết quả tăng trưởng như quý III vừa qua. Cụ thể GDP quý III và 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt lần lượt 7,31% và 6,98%, cao nhất trong 9 năm qua...

tang truong kinh te viet nam va ba luu y

Cập nhật giá xe Honda Winner X tháng 9/2019: Thách thức ngôi đầu của Yamaha Exciter

tang truong kinh te viet nam va ba luu y

Cập nhật giá bán của 7 dòng xe Yamaha Exciter 2019: Giá xe Yamaha Exciter 155 VVA

Đó chính là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Đức Trung.

Ông Trung cho biết, trong điều kiện căng thẳng thương mại lớn mà kết quả xuất khẩu đạt cao với 194 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 8,2%; đầu tư toàn xã hội bằng 34,3% GDP, tăng 10,3%, trong đó khu vực ngoài Nhà nước chiếm 45,3% và tăng trưởng 16,9%. Đây là các chỉ số rất quan trọng khẳng định kết quả tăng trưởng này hoàn toàn phù hợp.

tang truong kinh te viet nam va ba luu y

Việt Nam đã lọt top 7 xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Theo số liệu công bố của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ hôm 4/10, với mức tăng 34% tương đương 10,9 tỷ USD, Việt Nam đã nhảy từ vị trí thứ 12 sang thứ 7 trong danh sách các nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ. Trong khi đó, 6 vị trí đứng đầu bảng xếp hạng hàng đầu không thay đổi.

Tuy nhiên Bộ Công Thương Việt Nam lại cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam năm nay có thể tăng từ 7% đến 7,5% so với năm 2018, mức giảm mạnh so với hai năm trước chủ yếu là do căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và tăng trưởng kinh tế chậm hơn ở một số quốc gia làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của Việt Nam.

Doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng 8.2% trong 9 tháng đầu năm 2019 so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu tăng 8,9%. Xuất khẩu của Việt Nam 2018 đã tăng 13,3% so với cùng kỳ trước đó, trong khi năm 2017 tăng 21,8%, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh kêu gọi các công ty đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để đối phó với khó khăn và tăng các chuyến hàng vào cuối năm 2019.

Ngày 26/9 vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương. Khi mà tình hình giải ngân vốn đầu tư công được thực hiện tốt hơn sẽ góp phần tác động vào tăng trưởng những tháng cuối năm.

Chúng tôi tin rằng, với kết quả của việc Chính phủ tích cực tạo các điều kiện, giải pháp thì quý IV – quý cuối cùng của năm 2019, tăng trưởng cả năm 2019 cơ bản đạt và vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra 6,8%.

Cùng với đó, ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định: Nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh nhờ hai điểm sáng là cầu nội địa tiếp tục gia tăng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được duy trì.

tang truong kinh te viet nam va ba luu y
Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam

Do xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục kéo dài dẫn đến sụt giảm trong thương mại toàn cầu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu được dự báo sẽ giảm trong giai đoạn trước mắt. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, nhu cầu trong nước gia tăng sẽ bù đắp cho sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Qua đó, tăng trưởng GDP dự kiến vẫn nhất quán với dự báo tăng 6,8% trong năm nay và 6,7% trong năm 2020.

Về phía cầu, tôi cho rằng tiêu dùng nội địa tiếp tục cho thấy triển vọng tích cực. Tiêu dùng cá nhân sẽ tiếp tục tăng nhờ lạm phát thấp, nhiều công ăn việc làm, kinh tế tăng trưởng cao mặc dù tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ. Những nỗ lực không ngừng của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cùng với xếp hạng tín nhiệm quốc gia gần đây được cải thiện sẽ kích thích đầu tư tư nhân.

Nếu xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, nhiều doanh nghiệp sản xuất có thể cân nhắc Việt Nam như một cơ sở sản xuất thay thế, tạo thêm động lực mới cho luồng vốn đầu tư FDI.

Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) mới được ký kết cũng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hứa hẹn sẽ tiếp tục mở cửa tiếp cận thị trường cho thương mại và đầu tư. Do đó, các dòng vốn FDI sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong thời gian tới, với minh chứng là 14,22 tỷ USD vốn thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2019.

Trong khi đó, TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lại nêu ra ba điểm rất cần lưu ý đối với kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

TS Thành nhận định, tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm nay khá tích cực, nhiều khả năng đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra với mức tăng trưởng từ 6,8-7%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tích cực này không phải là quá cao so với điều mà chúng ta kỳ vọng cũng như tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam.

Đặt trong bối cảnh khi tăng trưởng kinh tế thế giới hiện nay giảm tốc và vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố bất lợi, rủi ro lớn nhưng mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn khá tốt, đó là điều rất tích cực. Đặc biệt là khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới nhưng không bị ảnh hưởng nhiều của xu hướng giảm tốc này.

Còn về việc tăng trưởng của Việt Nam liệu có bền vững hay không? Nếu nhìn vào thời gian tới Việt Nam đang đặt ra mục tiêu là trung bình trong 10 năm tới phải đạt tốc độ tăng trưởng 7% trở lên thì vẫn còn rất nhiều thách thức. Theo đó, có ba điểm cần rất lưu ý gồm:

- Thứ nhất, đầu tư công giải ngân chậm; Kết cấu hạ tầng là điểm mà Việt Nam rất cần đột phá, kết cấu hạ tầng hiện nay không chỉ bao gồm truyền thống mà nó bao gồm cả hạ tầng số.

Để hạ tầng tạo được đà cho tăng trưởng, ví dụ Việt Nam muốn đạt được tăng trưởng 7% thì tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng phải chiếm khoảng 8% mới phù hợp. Đây là một nút thắt mà nếu không gỡ thì khó có thể duy trì được đà tăng trưởng tương đối cao.

- Thứ hai là đầu tư trực tiếp nước ngoài với hai câu chuyện. Câu chuyện thứ nhất là có thể là Việt Nam vẫn khá hấp dẫn vì Việt Nam tích cực mở cửa, hội nhập sâu rộng và trở thành điểm trung tâm cho làm ăn kinh doanh. Nếu cải cách thể chế tốt, cải thiện môi trường kinh doanh tốt, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, ngay cả khi Việt Nam hấp dẫn, khả năng hấp thụ vẫn là có giới hạn. Một biểu hiện rất rõ là mức độ tăng giải ngân của đầu tư nước ngoài là không cao, chỉ 5 - 6%/năm. Một trong những lý do dẫn đến hạn chế này là do chế tài thực thi, nguồn nhân lực, hạ tầng.

Câu chuyện thứ hai, trong ngắn hạn chúng ta vẫn hay nói nhiều về lợi ích của Việt Nam khi các nhà đầu tư quốc tế dịch chuyển đầu tư, đặc biệt là từ Trung Quốc, nhưng phải hiểu rằng không có cuộc chiến thương mại này thì làn sóng dịch chuyển cũng đã bắt đầu với chiến lược “Trung Quốc +1” rồi. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chỉ như một chất xúc tác.

- Điểm thứ ba là động lực tăng trưởng. Kinh tế Việt Nam rất cần sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, phát triển khu vực này vẫn còn rất nhiều trở ngại để doanh nghiệp tư nhân có thể “lớn”. Ngay cả trong khu vực kinh tế tư nhân, các thống kê của Việt Nam cho chuẩn chỉnh cũng không phải là đơn giản bởi vì đa phần họ tự khai. Còn những điều tra thực tế đầu tư như thế nào, có hiệu quả đến đâu vẫn là câu chuyện công tác thống kê cần rất nhiều nỗ lực để làm.

tang truong kinh te viet nam va ba luu y

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Phải kiểm soát lạm phát cơ bản trong khoảng 1,9 - 2%

TBCKVN - Văn phóng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều ...

tang truong kinh te viet nam va ba luu y

Việt Nam xuất siêu kỷ lục sau 9 tháng

TBCKVN - Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quý III ...

tang truong kinh te viet nam va ba luu y

Kinh tế Việt Nam đã thực sự "4.0"?

TBCKVN - Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 là một xu thế lớn đang diễn ra trên toàn thế giới với nòng ...

Quân Vương

Tin cũ hơn
Xem thêm