Kinh tế Việt Nam đã thực sự "4.0"?

Cập nhật: 11:16 | 03/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 là một xu thế lớn đang diễn ra trên toàn thế giới với nòng cốt là công nghệ số đã thực sự len vào các mặt của nền kinh tế Việt hay thực chất, chung ta mới bước vào cuộc CMCN lần thứ 3?

kinh te viet nam da thuc su 40

Phía sau câu chuyện sụt giảm vốn FDI...

kinh te viet nam da thuc su 40

Xuất siêu nhờ tỷ trọng các mặt hàng thiết yếu lớn

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về công nghệ 4.0 năm 2019, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nói: "Cho đến nay, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm cả các quốc gia đang phát triển ban hành các chiến lược, chương trình hành động liên quan đến cuộc CMCN lần thứ tư với nhiều tên gọi khác nhau.

kinh te viet nam da thuc su 40
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình

Đối với nước ta, nhiều kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế đã dự báo việc tham gia CMCN lần thứ tư sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai".

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước, trong đó vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020.

Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực. Năm 2018, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ 88/193 quốc gia, trong đó chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến tăng 15 bậc, lên thứ hạng 59/193 quốc gia so với năm 2016.

Tuy vậy, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình. Chưa kể, Việt Nam cũng chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho ứng dụng và phát triển các công nghệ nền tảng của cuộc CMCN lần thứ tư trong sản xuất và đời sống; còn thiếu các quy định về bảo vệ cơ sở dữ liệu, dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư; vấn đề quyền cá nhân, đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo, định danh số và xác thực điện tử cho người dân chưa phát triển. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả...

kinh te viet nam da thuc su 40

Để Việt Nam không bỏ lỡ cuộc CMCN này, ngoài những nỗ lực tự thân, ông Bình cho rằng, Việt Nam cần sự giúp đỡ, hợp tác và chia sẻ của các nước cũng như các doanh nghiệp quốc tế: "Với tinh thần xác định "nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá", Việt Nam mong muốn được mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, đặc biệt là các nước đối tác chiến lược có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, đang đi đầu trong cuộc CMCN lần thứ tư".

Ở một góc độ khác, phát biểu tại phiên thảo luận Chuyển đổi số ngành sản xuất hướng tới sản xuất thông minh trong khuôn khổ Industry 4.0 Summit, bà Phạm Thị Hương - Giám đốc Công ty Cổ phần Chế tạo máy Autotech Việt Nam cho biết: "Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực tế chúng ta đang phát triển chậm so với các nước như Hàn, Nhật, châu Âu rất nhiều. Do đó, chúng ta cần phải khát khao nhiều hơn, đam mê nhiều hơn thì mới có thể phát triển công nghiệp ngang với các nước khác".

Bà Hương cho rằng, để tiến đến công nghệ 4.0 thì cần phải hoàn thiện cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba rồi mới đến thứ tư. Nhưng thực tế Việt Nam mới bắt đầu chuyển giao sang công nghiệp 3.0.

Khi tham gia xây dựng nhà máy thông minh thì cần làm thế nào? Nhà máy thông minh là một sự tiến bộ tổng hợp từ một hệ thống sản xuất tự động hóa truyền thống sang một hệ thống sản xuất được kết nối linh hoạt để có thể kết nối và xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể tự học và tự thích nghi với nhu cầu của thị trường sản xuất. Hiểu đơn giản là sự kết nối phần mềm ứng dụng vào hệ thống máy móc để đưa ra quyết định hỗ trợ tối ưu nhất cho công việc quản lý và điều hành nhà máy.

Thực hiện nhà máy thông minh cần 5 bước: Kết nối, thu thập, kiểm tra trực quan, phân tính và tự động hóa.

Xây dựng một nhà máy thông minh, tất cả các thiết bị máy móc phải được kết nối vào một hệ thống mạng chung và phải có nền tảng máy móc tự động hóa, đưa dữ liệu lên để xây dựng nhà máy thông minh. Dựa trên bước số một, thu thập toàn bộ dữ liệu vào trạm vận hành để xử lý.

Thu thập dữ liệu không chỉ để lưu trữ mà phải xử lý và đưa ra báo cáo trực quan để thấy chất lượng sản phẩm thế nào, máy móc vận hành ra sao, tỷ lệ lỗi bao nhiêu. Sau đó phần mềm sẽ giúp ta phân tích đưa ra hỗ trợ, xử lý vấn đề và tạo ra chất lượng, cuối cùng là tự động hóa, tự vận hành.

kinh te viet nam da thuc su 40

Cập nhật giá xe SH Mode 2019 tháng 10/2019 mới nhất: Giá giảm nhẹ vẫn vênh chục triệu

TBCKVN - Cập nhật giá xe SH Mode 2019 tháng 10/2019 mới nhất: Giá xe đã giảm nhẹ so với thời điểm cuối tháng 9. ...

kinh te viet nam da thuc su 40

Cách mạng 4.0 - vốn FDI và Việt Nam

TBCKVN - Việc tạo cơ chế, chính sách thuận tiện để thu hút dòng vốn FDI là một vấn đề quan trọng trong công cuộc ...

kinh te viet nam da thuc su 40

4.000 km cao tốc và nỗ lực của Thủ tướng

“Tất cả các điều kiện mà các đồng chí đề nghị, chúng tôi giải quyết hết 100%”, phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ...

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm