Cách mạng 4.0 - vốn FDI và Việt Nam

Cập nhật: 11:21 | 02/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việc tạo cơ chế, chính sách thuận tiện để thu hút dòng vốn FDI là một vấn đề quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cần phải hướng đến dòng vốn đầu tư có chất lượng của “thời đại” cách mạng công nghiệp 4.0.

cach mang 40 von fdi va viet nam

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Tiểu ban KTXH

cach mang 40 von fdi va viet nam

GDP tăng cao nhất trong gần thập kỷ

Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khuyến nghị, thể chế là điều cần phải được quan tâm đầu tiên trong việc thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

cach mang 40 von fdi va viet nam
Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Báo điện tử TBCK dẫn bài trả lời phỏng vấn của vị chuyên gia này trên baodautu.vn thông tin đến Quý độc giả.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những quan điểm chỉ đạo rất rõ ràng. Bây giờ là lúc bắt đầu phải bàn tới việc thực thi, thưa ông?

Tôi đặc biệt quan tâm đến việc triển khai Nghị quyết 52-NQ/TW và đưa nghị quyết này vào cuộc sống. Đó mới là điều quan trọng nhất, nhằm tạo ra những động lực mới và tạo tiềm năng cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Điểm đầu tiên cần phải làm vẫn là thể chế. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, đầu tiên phải nói đến thể chế về dữ liệu. Dữ liệu là một loại tài sản, phải có thể chế đảm bảo cho dữ liệu được thu thập, được truyền tải, được sử dụng, được quản lý phục vụ cho phát triển. Bên cạnh đó, cũng phải bảo vệ được quyền riêng tư của người dân.

Điểm thứ hai là thể chế đó phải rất linh hoạt để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy phát triển loại hình kinh doanh mới, mô hình kinh doanh mới, ngành nghề kinh doanh mới, sản phẩm mới. Sẽ có những mô hình kinh doanh chúng ta chưa lường hết được, có thể áp dụng mô hình thí điểm trong việc quản lý Nhà nước, từ đó, những mô hình kinh doanh mới, cách thức quản lý mới và sản phẩm mới được xuất hiện.

Điểm thứ ba cũng rất quan trọng, đó là nền tảng của hạ tầng, đặc biệt là công nghệ thông tin để kết nối và cho dữ liệu vận chuyển, vận hành và chia sẻ được giữa các bên có liên quan trong xã hội.

Tôi cho rằng, những yếu tố đó mang tính chất nền tảng để chúng ta có thể tận dụng được những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 từ khi nó xuất hiện.

Thêm nữa, bản chất của cuộc cách mạng này là tạo ra sự dịch chuyển số hóa trong toàn bộ xã hội, doanh nghiệp và quản lý nhà nước. Số hóa doanh nghiệp là công việc cần tập trung nhiều hơn, cũng là lĩnh vực Nhà nước có thể hỗ trợ chuyển đổi số, đồng thời tạo ra cơ hội mới để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo ra những ngành nghề mới, sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới... Đó chính là cơ hội cho Việt Nam bứt phá.

Tất cả những công việc phải làm trên chắc hẳn sẽ phải thực hiện rất nhanh, quyết liệt?

Trong cuộc cách mạng này, đơn vị đo lường là tốc độ, bởi sự thay đổi rất nhanh. Vì vậy, thể chế, chính sách cũng phải thay đổi rất nhanh, đúng hơn là phải thực sự linh hoạt, tiến kịp cùng với sự thay đổi của công nghệ và các mô hình kinh doanh mới.

Trong bối cảnh này, tư duy sẽ quyết định tốc độ. Nếu dùng tư duy quản lý nhà nước theo kiểu phải làm theo quy định, áp đặt tư duy cũ thì sẽ không có tốc độ nào thay đổi cả, thậm chí triệt tiêu sáng tạo, đổi mới. Vì sẽ có những thứ chưa có quy định, chưa thể gọi tên, nên cần tư duy mới để tiếp cận.

Cách tiếp cận ở đây cần đi cùng với các doanh nghiệp, đi cùng với các nhà đầu tư, từ đó tạo ra đối tác trong việc giải quyết các vấn đề phát triển.

Nghị quyết 52-NQ/TW có đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP, năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm...

Những nghiên cứu, đánh giá gần đây của chúng tôi cho thấy, nếu áp dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi một số ngành hiện hành, đặc biệt trong những ngành đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP như chế biến, chế tạo, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thì có thể làm GDP tăng từ 6% đến 16% vào năm 2020 và tạo ra khoảng 3,1 triệu việc làm mới.

Sự thay đổi này thúc đẩy rất lớn đối với chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sự thay đổi về cách thức tăng trưởng.

Nhưng Việt Nam thay đổi thì thế giới cũng thay đổi. Trong cuộc đua này, ông nghĩ thế nào về cơ hội thắng của chúng ta?

Đây là nói đến chuyện chúng ta làm tăng GDP của chúng ta, tăng thêm việc làm cho người dân. Tất nhiên, thế giới thay đổi sẽ kéo theo yêu cầu, nhu cầu thay đổi, từ đó thúc đẩy sự phát triển. Chính sự phát triển này tạo ra các cơ hội phát triển mới.

Tôi cho rằng, trong cuộc đua này, mọi người cùng thắng, vì thay đổi là yêu cầu tất yếu.

Cũng liên quan đến chủ đề cách mạng công nghiệp 4.0, việc tạo cơ chế, chính sách thuận tiện để thu hút dòng vốn FDI cũng là một vấn đề quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

Thực tế, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài vẫn đang trong xu hướng tích cực, nhưng điều mà Việt Nam mong muốn là hướng đến dòng vốn đầu tư có chất lượng của “thời đại” cách mạng công nghiệp 4.0.

cach mang 40 von fdi va viet nam

Sốt ruột vì dự án quy mô nhỏ

Một thông tin đáng mừng vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, đó là trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt 26,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy mức tăng không cao, chỉ 3,1%, song cũng đã góp phần quan trọng thay đổi “cục diện” thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam những tháng gần đây.

Ba tháng qua, thu hút đầu tư nước ngoài liên tục trong tình trạng “tăng trưởng âm” so với cùng kỳ năm trước. Nay, sau 3 quý, đà tăng trưởng dương mới quay trở lại.

Mặc dù vậy, có thể thấy rất rõ, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng trở lại trong 9 tháng đầu năm chủ yếu là do phần đóng góp của các khoản đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, kể từ đầu năm tới nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam 10,4 tỷ USD thông qua góp vốn, mua cổ phần, tăng tới 82,3% so với cùng kỳ năm 2018. Con số này chiếm tới 39,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam.

Quy mô vốn dự án FDI chưa đến 300 triệu USD

Thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, 9 tháng qua, ngoại trừ dự án tăng vốn thêm 410 triệu USD của LG Display (vừa xuất hiện trong tháng 9) các dự án FDI quy mô lớn được “điểm danh” cũng chỉ có quy mô vốn chưa đến 300 triệu USD. Chẳng hạn, Dự án Chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD; Dự án Nhà máy Chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD của Goertek (Hồng Kông)…

Đây là dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, dù vốn đầu tư nước ngoài nói chung đăng ký vào Việt Nam tăng, song vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại vẫn đang giảm. 9 tháng, vốn FDI đăng ký mới chỉ đạt 10,97 tỷ USD, giảm 22,3% so với cùng kỳ. Trong khi đó, vốn FDI tăng thêm đạt 4,79 tỷ USD, giảm 13,6%.

Điều đáng quan tâm, theo Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, đó là trong khi số dự án đăng ký mới (2.759 dự án) tăng 26,4% so với cùng kỳ, thì vốn đăng ký lại giảm tới 22,3%. “Như vậy là mới chỉ thu hút được dự án nhỏ. Từ đầu năm tới nay, không có dự án FDI đăng ký mới nào có vốn đầu tư trên 300 triệu USD”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng đã có lần bày tỏ rằng, dù đang có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc, nhưng những công ty tốt nhất cũng không chọn Việt Nam, do Việt Nam chỉ nằm ở “tầm trung” trong chuỗi sản xuất của khu vực và thế giới.

“Các doanh nghiệp lớn của Mỹ, Nhật Bản chuyển đến Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Nguồn vốn vào Việt Nam cũng tăng lên, nhưng là từ các công ty tầm trung với công nghệ tương ứng”, ông Thành nhận định.

cach mang 40 von fdi va viet nam

Thu hút FDI thời 4.0

Không chỉ là câu chuyện làm sao đón đầu được sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang căng thẳng, mà “bài toán” quan trọng của Việt Nam hiện nay là nâng chất được dòng vốn FDI trong thời đại 4.0.

Chia sẻ về định hướng chiến lược này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh việc tới đây, Việt Nam sẽ tập trung thu hút FDI trong các lĩnh vực nghiên cứu - phát triển (R&D) và đổi mới sáng tạo; các dự án đầu tư, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ sử dụng các công nghệ đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; cũng như tập trung thu hút đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế giới; thu hút đầu tư mạo hiểm nước ngoài cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam…

“Chúng ta đã ban hành Nghị quyết 50 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, với hy vọng thu hút dòng vốn đầu tư có chất lượng, nhưng không thể tự dưng mà các tập đoàn lớn sẽ đầu tư vào”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Đúng là tập đoàn lớn, dòng vốn tốt sẽ không tự dưng mà đến. Bởi thế, thông tin cho biết, Chính phủ đang dự thảo Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị. Theo đó, các vấn đề hoàn thiện thể chế, chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài được đặc biệt coi trọng.

Cụ thể, ngoài việc xây dựng danh mục hạn chế, không thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế, xây dựng các tiêu chí về đầu tư, như suất đầu tư, công nghệ, môi trường, giá trị gia tăng nội địa… để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn…, Chính phủ cũng sẽ bổ sung quy định về không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.

Đồng thời, xây dựng các thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao..., thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam…

Bên cạnh đó, cũng sẽ có chính sách thực hiện thí điểm đối với các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới để tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0.

Một khi thể chế, chính sách này thành hiện thực, thì bài toán thu hút FDI thời 4.0 sẽ có lời giải đáp.

cach mang 40 von fdi va viet nam Cập nhật giá vàng mới nhất sáng ngày 2/10: Có thông tin hỗ trợ, vàng hồi phục trở lại

TBCKVN - Theo đà hồi phục từ thị trường thế giới, giá vàng trong nước đã đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch sáng ...

cach mang 40 von fdi va viet nam Đảo chiều tăng trưởng kinh tế...

TBCKVN - Dự báo xu hướng gia tăng ở khu vực kinh tế trong nước vẫn sẽ được duy trì trong thời gian tới dù tỷ trọng ...

cach mang 40 von fdi va viet nam Cuộc chiến tiền tệ và "sức đề kháng" của kinh tế Việt (mới nhất)

TBCKVN - Xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến sụt giảm trong thương mại toàn cầu, tốc ...

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm