Tăng giá điện: Có sự bất hợp lý của biểu giá?

Cập nhật: 11:27 | 29/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việc Bộ Công Thương chính thức công bố giá điện mới đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của hàng chục ngàn doanh nghiệp và hàng chục triệu người tiêu thụ điện. Cụ thể, giá điện tăng 8,36% gây áp lực với người thuê trọ; Hộ sản xuất, doanh nghiệp bắt đầu "ngấm đòn" tăng giá điện...

tang gia dien co su bat hop ly cua bieu gia Nắng nóng, TP.HCM tiêu thụ điện kỷ lục trong 10 năm
tang gia dien co su bat hop ly cua bieu gia Người tiêu dùng, doanh nghiệp nặng gánh vì giá xăng
tang gia dien co su bat hop ly cua bieu gia Hộ sản xuất, doanh nghiệp bắt đầu "ngấm đòn" tăng giá điện

Hóa đơn tiền điện "nặng" hơn vài lần

Thời gian qua, nhiều người dân tỏ bất ngờ khi cầm trong tay hoá đơn tiền điện. Theo đó, giá điện của nhiều hộ gia đình tăng gấp 2 - 3 lần so với tháng trước.

Theo lý giải của ngành điện, việc tăng giá này là do thời điểm này thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao. Thêm vào đó, giá điện đã chính thức tăng 8,36% kể từ 20/03.

Thế nhưng, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, giá điện không chỉ tăng lên 8,36% như ngành điện đã tuyên bố. Nhiều hộ sử dụng điện ghi nhận hoá đơn điện tăng lên 50 - 70% so với các tháng. Chuyên gia này cho rằng, lý giải của ngành điện cho việc tăng giá vừa qua chỉ là một góc độ, nguyên nhân chủ yếu là ở sự bất hợp lý của biểu giá điện.

tang gia dien co su bat hop ly cua bieu gia

Biểu giá điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc

Về nguyên tắc, Chính phủ chỉ quy định mức giá điện bình quân. Mức giá bình quân sau khi được điều chỉnh từ ngày 20/03 là 1.864 đồng/kWh. Chính phủ giao cho Bộ Công Thương xây dựng biểu giá điện đạt được 2 mục đích: Thứ nhất là đảm bảo chính sách an sinh xã hội (tạo điều kiện cho người nghèo); thứ 2 khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm điện.

Chính vì thế, Bộ Công Thương đã không để giá điện sinh hoạt một bậc mà phải chia làm nhiều bậc, để tránh tình trạng, người nghèo chịu giá điện quá cao, mà người giàu lại chịu giá điện rẻ, dẫn đến việc sử dụng lãng phí.

"Thế nhưng, biểu giá điện của Bộ Công Thương xây dựng hiện nay theo 6 bậc lại không hề hợp lý", chuyên gia Ngô Trí Long khẳng định.

tang gia dien co su bat hop ly cua bieu gia

PGS.TS Ngô Trí Long

Phân tích về điểm bất hợp lý của biểu giá điện hiện nay, chuyên gia Ngô Trí Long cho biết, chỉ có giá điện bán lẻ sinh hoạt bậc 1 (từ 0 - 50kWh) và bậc 2 (từ 51 - 100kWh) là thấp hơn so với giá điện bán lẻ bình quân (1.864 đồng/kWh), còn lại từ bậc 3 đến bậc 6, giá điện bán lẻ lại cao hơn nhiều so với giá điện bình quân.

Trong khi đó, hầu hết các hộ gia đình đều phải sử dụng điện trong mức từ trên 100kWh trở lên, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay.

"Theo tôi, mấu chốt hiện nay là cần xây dựng lại biểu giá điện cho phù hợp. Và trách nhiệm này thuộc về Cục Điều tiết Điện lực của Bộ Công Thương", ông Long nói.

Chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, biểu giá điện cần được chia nhỏ nhiều bậc thêm nữa, không chỉ dừng lại ở 6 bậc như hiện nay. Người dân dùng bao nhiêu điện trong khoảng nào thì sẽ trả tiền bấy nhiêu.

Thực tế thời gian qua, việc Bộ Công Thương chính thức công bố giá điện mới đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của hàng trăm ngàn doanh nghiệp và hàng chục triệu người tiêu thụ điện. Cụ thể, giá điện tăng 8,36%, áp lực với người thuê trọ; Hộ sản xuất, doanh nghiệp bắt đầu "ngấm đòn" tăng giá điện...

Tăng giá điện ảnh hưởng như thế nào đến các khách hàng mua điện?

Trước đó, trong cuộc họp báo chiều ngày 20/03, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết, hiện nước ta đang có khoảng 25,8 triệu khách hàng dùng điện sinh hoạt.

Theo khảo sát và tính toán, lượng hộ sử dụng điện dưới 100 kWh/tháng hiện vẫn chiếm đa số với 35,6%. Lượng dùng trên 300 kWh/tháng chỉ chiếm 15% và trên 400 kWh/tháng chỉ 7,9%. Riêng với các hộ dùng điện nhiều cho kinh doanh, EVN thống kê cả nước đang có 443.000 khách hàng.

Theo cách tính giá bậc mới, khách hàng dùng dưới 50 kWh/tháng sẽ phải trả thêm khoảng 7.000 đồng/tháng. Với bậc 2 dùng từ 51 - 100 kWh, mỗi tháng sẽ phải trả thêm 14.000 đồng. Với bậc 3, khách dùng từ 101 - 200 kWh/tháng thì phải trả thêm là 31.600 đồng; với bậc 4 (dùng từ 201 - 300 kWh/tháng) thì phải trả thêm 53.100 đồng. Với khách hàng dùng trên 400 kWh/tháng thì phải trả thêm trung bình 77.200 đồng.

tang gia dien co su bat hop ly cua bieu gia
Khách hàng dùng dưới 50 kWh/tháng sẽ phải trả thêm khoảng 7.000 đồng/tháng

Còn lại, với các hộ dùng điện nhiều cho kinh doanh, bình quân mỗi khách hàng phải trả thêm 500.000 đồng/khách hàng.

Theo đại diện Cục Điều tiết điện lực, với 1,4 triệu khách sản xuất hiện nay thì mỗi hộ phải trả 12,39 triệu tiền điện/tháng, nghĩa là tăng thêm 839.000 đồng. Số liệu này được tính toán dựa trên điều kiện hành vi sử dụng điện tương đương năm 2018.

Đặc biệt, đối với khu vực này, EVN đã tiến hành khảo sát nhiều khách hàng sản xuất rất lớn như sắt thép, xi măng… Theo đó, với 40 khách hàng sản xuất xi măng sẽ phải tăng thêm 7,19%, tức là trả thêm 13 triệu đồng/tháng. Cũng theo tính toán, khách hàng sản xuất trả thêm cao nhất là 95 triệu đồng/tháng.

Khảo sát đối với 40 khách hàng tiêu biểu sản xuất sắt thép cho ra kết quả trả thêm thấp nhất là 7,3%, tương đương 50 triệu đồng và hộ trả thêm cao nhất là 8,28%.

Đồng thời, ông Tuấn cho biết thêm, lần điều chỉnh giá điện này, bên cạnh việc tính toán tác động tới các nhóm khách hàng, cơ quan quản lý còn đánh giá tác động tới nền kinh tế chung. Bộ Công thương và Tổng cục Thống kê tính toán, với mức tăng giá điện 8,36% sẽ làm giảm 0,22% GDP và chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tăng 0,29%.

Yến Thanh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm