Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tạo bước đột phá về đích nông thôn mới

Cập nhật: 08:42 | 21/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” theo Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ là “đòn bẩy” để ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có những bứt phá đi lên hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới(NTM). Đây cũng là kết quả tất yếu đổi mới tư duy phát huy chiến lược cùng với sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Lộc dưới sự hỗ trợ kịp thời về cơ chế chính sách, nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. 

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi

Một hành khách bỏ quên 200 triệu đồng được nhân viên an ninh sân bay trả lại

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi

Công bố Quyết định thành lập Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp như một “Tràng An thu nhỏ” độc nhất vô nhị ở xứ Thanh

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi
Vĩnh Lộc là 1 trong 5 huyện đã về đích NTM vượt kế hoạch đề ra của tỉnh Thanh Hoá.

Bắt tay vào Chương trình xây dựng NTM huyện Vĩnh Lộc với xuất phát điểm là một huyện thuần nông, sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 13,3 triệu đồng/người/năm; bình quân toàn huyện chỉ đạt 5,33 tiêu chí/xã. Với xuất phát điểm thấp, huyện Vĩnh Lộc không nằm trong kế hoạch Huyện đạt chuẩn NTM của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn, sau gần 10 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, huyện Vĩnh Lộc đã trở thành một trong những huyện dẫn đầu toàn tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM. Đến nay, huyện Vĩnh Lộc đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM và là huyện Thứ 5 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện đạt chuẩn NTM trong giai đoạn 2016 - 2020.

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi
100% các xã của huyện Vĩnh Lộc đã đạt chuẩn nông thôn mới

Hiện nay, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân toàn huyện giai đoạn 2011 - 2019 đạt 15,02%, tăng 1,16% so với giai đoạn 2005 - 2010. Riêng năm 2019, giá trị sản xuất toàn ngành kinh tế ước đạt 7.146,1 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 3,55 lần so với năm 2010. Tỷ lệ thôn đạt chuẩn văn hóa tăng từ 54,68% năm 2010 lên 100% năm 2019. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được nâng lên. 100% các xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, tỷ lệ người dân nông thôn tham gia các loại hình bảo hiểm y tế đạt 87,78%, tăng 31,83% so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,43% năm 2010 xuống còn 4,12% năm 2019.

Về phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc luôn bám sát Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” theo Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ để làm “đòn bẩy” và là kim chỉ nam để thúc đẩy Kinh tế - Xã hội phát triển một cách toàn diện. Năm 2019 toàn huyện Vĩnh Lộc gieo cấy được 9.379,86ha, vụ chiêm 4.5819,77ha, vụ mùa 4.560,09ha đạt 100% kế hoạch và bằng 99,69% so với cùng kỳ. Trong đó lúa lai: 3.880,43 ha chiếm 41,37%; lúa chất lượng cao: 2.048,05 ha chiếm 21,83%. Diện tích vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ổn định 2.620 ha. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 60,1 tạ/ha.

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi
Lãnh đạo xã, huyện Vĩnh Lộc đi kiểm tra mô hình trồng cây Sâm Báo

Bên cạnh đó huyện Vĩnh Lộc cũng đã tiến hành chuyển đổi một số diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác như ngô, ớt và nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích là 199,7 ha, tăng 86,4 ha so với năm 2018, đạt 109,12% KH. Trong đó cây ngô 5,5 ha; Ớt 56,77 ha; Rau màu các loại 2,98 ha; trồng Mía 2 ha; trồng cỏ chăn nuôi 2 ha; nuôi trồng thủy sản kết hợp cá lúa là 23,75 ha; còn lại là trồng cây ăn quả 106,7 ha. Tổng diện tích cánh đồng mẫu lớn đạt 410 ha, đạt 102% KH.

Đến nay hầu hết các xã ở huyện Vĩnh Lộc đều đã có mô hình HTX sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện cho người dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với các doanh nghiệp chế biến; sản xuất gắn với thị trường, các sản phẩm có lợi thế về đầu ra như ớt, ngô ngọt, lúa chất lượng tiếp tục được mở rộng. Vụ Đông 2018-2019 huyện Vĩnh Lộc có 352,6 ha cây trồng được liên kết với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm như: Mô hình liên kết sản xuất cây hành và cây ớt xuất khẩu; cây ngô dầy; ngô ngọt, khoai tây; đậu tương...

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất tại huyện Vĩnh Lộc

Ngoài ra vụ Xuân 2018-2019 và vụ Thu 2019, toàn huyện có 75 ha cây trồng được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, gồm: huyện có 231,7 ha cây trồng được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, các loại lúa giống, lúa thương phẩm, ngô ngọt, ớt.... Có 30 ha lúa thương phẩm liên kết với công ty Giống cây trồng Trung ương. Có 30 ha ngô ngọt, 15 ha đậu tương rau tham gia liên kết với công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Rau màu: Diện tích 1.206,7 ha. Diện tích ớt xuất khẩu là: 175,8 ha. Các loại cây trồng khác: 183 ha

Tăng cường đầu tư xây dựng, sửa chữa kết hợp quản lý và khai thác hiệu quả các công trình thuỷ lợi; thực hiện tốt công tác khuyến nông, phòng trừ sâu bệnh. Kết quả của ra quân làm thủy lợi mùa khô như sau: Tổng chiều dài kênh nạo vét: 298,07 km. Trong đó: Kênh liên xã, liên thôn: 22,42km; Kênh nội đồng: 275,65 km. Tổng khối lượng nạo vét: 97.255 m3, Trong đó: Kênh liên xã, liên thôn: 11.148 m3; Kênh nội đồng: 86.107 m3, Số ngày công huy động: 64.395 ngày công.

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi
Mô hình rau an toàn được trồng tại nhiều xã của huyện Vĩnh Lộc

Năm 2019, tình hình thời tiết, khí hậu, thủy văn diễn biến phức tạp gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 và số 4 cuối vụ Thu Mùa 2018, làm chậm tiến độ gieo trồng cây vụ Đông sớm, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu, kế hoạch sản xuất Năng suất, sản lượng. Tuy nhiên một số cây trồng chính vẫn đạt và vượt sản lượng lương thực như cây có hạt đạt 68.953,41 tấn, vượt so với NQ là 3.953,41 tấn.

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất đại trà, toàn huyện có 57 máy làm đất ở 13 xã, tăng 14 máy so với năm 2017. Tổng số máy cấy toàn huyện là 34 máy cấy động cơ ở 10 xã và 250 máy cấy tay. Năm 2019 máy cấy phục vụ cho nông dân 14/16 xã trên địa bàn huyện, với tổng diện tích thực hiện là 650 ha, tăng so với năm 2018 là 100 ha, giúp nông dân tiết kiệm giống, thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận. Toàn huyện có 29 máy gặt đập liên hợp diện tích lúa được găt máy là 98% (9.200 ha).

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi
Cây chuối tiêu hồng là một trong những loại cây trồng chủ đạo

Mặc dù tình hình phát triển chăn nuôi tương đối khó khăn cho người chăn nuôi nhất là trong chăn nuôi lợn, đầu năm 2019 giá lợn hơi lên xuống thất thường dao động 25.000 - 35.000 đồng/kg. Không những thế đến cuối tháng 7 năm 2019 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn huyện gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, nhất là các hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản, cho đến tháng 9/2019 sau hơn 1 tháng bị nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi(DTLCP) đã có 15 hộ có lợn mắc bệnh và 5 hộ nghi mắc bênh trên 3 xã của huyện Vĩnh Lộc, với trên 40 tấn lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh trong đó có trên 23 tấn lợn giống(lợn đực và lợn nái).

Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện vẫn duy trì tổng đàn gia súc, gia cầm như sau: Trâu: 7.299 con, bằng 98,7% cùng kỳ; đàn bò: 9.248 con, bằng 102,2% cùng kỳ; dê: 8.555 con, bằng 100% so với cùng kỳ. Tổng đàn gia cầm: 539,195 nghìn con, bằng 111,9% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 01/7/2019. Tổng đàn lợn: 25.542 con, bằng 76,01% cùng kỳ.(Cập nhật đến 28/11/2019). Đến tháng 12 năm 2019 toàn huyện duy trì được 289 trang trại và gia trại, trong đó trang trại chăn nuôi là 228(chủ yếu là lợn và gia cầm, trang trại nuôi lợn giảm 45 trang trại do bị nhiễm DTLCP), trang trại tổng hợp 36 trang trại, trang trại nuôi trồng thủy sản 25 trang trại trong đó có 84 trang trại đạt tiêu chí tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011.

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi
Vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng cao

Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2030. Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2019, đề nghị tỉnh đánh giá và phân hạng đối với 02 sản phẩm là Chè lam Phủ Quảng và Rượu Sâm Báo. Năm 2019 huyện xây dựng được 08 chuỗi mô hình chuỗi cung ứng TPAT trong đó: Chuỗi cung ứng lúa, gạo an toàn: 03/03; Chuỗi cung ứng rau, quả an toàn: 03/03; Chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn: 01/01; Chuỗi cung ứng thủy sản an toàn: 01/01; Chỉ tiêu thực phẩm tiêu dùng thông qua các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn: Đã thực hiện xong: Gạo: 4.355 tấn; rau, quả: 2.287 tấn; thịt gia súc gia cầm: 1.017 tấn; Thủy sản: 850 tấn

Diện tích nuôi trồng thủy sản hết năm 2019 trên địa bàn huyện ước đạt trên 620 ha bằng 95,4% so với năm 2018, sản lượng ước đạt 1.860tấn, tăng 106,3 % so với cùng kỳ. Các mô hình nuôi cá thâm canh và bán thâm canh phát triển nhiều nơi trên địa bàn huyện và một số hình thức nuôi chuyên canh.

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi
Trồng dưa trong nhà lưới đảm bảo chất lượng VietGap

Sâm Báo là loài sâm mọc trên núi Báo ở làng cổ Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc - Thanh Hóa), xưa được gọi là “Đại Việt đệ nhất danh sâm”, dùng để dâng vua, tiến chúa. Nhận thấy giá trị to lớn của loại cây này, ngày 22/10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định phê duyệt “Dự án phát triển cây sâm Báo” và giao trực tiếp cho Công ty CP Dược liệu Triệu Sơn (trực thuộc Tập đoàn Triso Group) triển khai thực hiện.

Lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc cũng xác định với tiềm năng, triển vọng từ loại dược liệu này, đã định hướng để nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, đưa loại cây trồng có giá trị này trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương. Đồng thời, xây dựng kế hoạch để phát triển thương hiệu sâm Báo gắn với quảng bá hình ảnh du lịch huyện Vĩnh Lộc, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm cho loại cây dược liệu quý.

vinh loc thanh hoa tai co cau nganh nong nghiep tao buoc dot pha ve dich nong thon moi
Sản phẩm rượu, trà, nước uống được chế biến từ sâm Báo.

Để đạt được những kết quả trên huyện Vĩnh Lộc đã bám sát Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” làm kim chỉ nam thúc đẩy Kinh tế - Xã hội phát triển theo định hướng căn bản trong lộ trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Qua đó Vĩnh Lộc đã từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Chuyển mạnh từ phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, cơ cấu sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, gắn với nhu cầu thị trường, là hướng đi đúng đắn, góp phần hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, phát huy lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm khơi thông thị trường, tập trung vào chất lượng và giá trị hơn là số lượng sản phẩm “thô”, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân.

Cây sâm Báo có tên khoa học là Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr, họ Bông Malvaceae, với thành phần hóa học: Rễ sâm báo có chứa hợp chất coumarin, flavonoid, đường khử, chất nhầy, acidamin, acid hữu cơ, phytosterol và sesquiterpen. Hàm lượng chất nhầy 26,7%. Các axid amin gồm 11 chất, gồm alann, prilin, tyrosin, phenylalamin, leucin,… và các chất khoáng tốt cho cơ thể như canxi, natri, magie, sắt, đồng, kẽm, photpho...

Kiều Vượng

Tin liên quan