Siêu thị giải cứu nông sản ùn ứ do dịch corona

Cập nhật: 14:59 | 06/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dịch viêm phổi do virus corona đang khiến hàng loạt nông sản Việt kêu cứu vì bí đầu ra, không xuất được sang Trung Quốc. Nhiều siêu thị Hà Nội đã mở đợt cao điểm tăng cường bán nông bị ùn ứ không lợi nhuận để cứu người nông dân.

sieu thi giai cuu nong san un u do dich corona

Phạt hai nhà thuốc hơn 50 triệu đồng vì nâng giá bán khẩu trang lên cao

sieu thi giai cuu nong san un u do dich corona

Bộ Công Thương đề nghị cập nhật thường xuyên về diễn biến giao nhận hàng hóa

sieu thi giai cuu nong san un u do dich corona

Một số trường Đại học tăng thêm thời gian nghỉ lên 2 tuần để phòng dịch Corona

sieu thi giai cuu nong san un u do dich corona

Siêu thị Co.opmart cung cấp hơn 3 triệu khẩu trang không tăng giá

Tại BigC Thăng Long, sáng 6/2, dưa hấu được bán với giá 6.200 đồng/kg, thanh long ruột đỏ, ruột trắng của Phan Thiết được bán với giá 15.500 đồng/kg (miền Bắc) và 14.900 đồng/kg (miền Nam).

Ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc điều hành siêu thị BigC các tỉnh miền Bắc cho biết: “Mỗi ngày, chúng tôi nhập khoảng 40 tấn thanh long và 40 tấn dưa hấu cho toàn bộ hệ thống siêu thị và Go market, thành viên của Central Retail. Số lượng này còn có thể tăng thêm, tùy vào sức mua của người dân như thế nào. Chúng tôi xác định BigC có thể lỗ, nhưng vì muốn hỗ trợ người nông dân bị thiệt hại do dịch bệnh corona, siêu thị không tính bất cứ chi phí nào”.

Với ý nghĩa góp phần giải quyết nông sản cho nông dân do ảnh hưởng của dịch viêm phổi corona và thời tiết khắc nghiệt, chương trình nhanh chóng nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân.

sieu thi giai cuu nong san un u do dich corona
Siêu thị chung tay giải cứu nông sản

Còn bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Coopmart Hà Đông cho biết, hệ thống Saigon Co.op ký hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân. Hiện hàng đang chuẩn bị ra Hà Nội để phục vụ người dân Thủ đô. Ngoài ra, bà Dung cho biết thêm, hàng vào siêu thị phải đảm bảo tiêu chuẩn, siêu thị hỗ trợ 0% chiết khấu và mua theo giá thị trường giúp nông dân.

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), hiện Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa biên giới ngừng nhập khẩu đến hết ngày 9/2 dẫn đến nông sản Việt giảm giá do thừa ế. Cụ thể, dưa hấu, chôm chôm của tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre đang từ 16.000 đồng/kg giảm xuống chỉ còn 9.000 đồng; Giá thanh long ruột trắng, đỏ ở Long An, Bình Thuận từ 35.000 - 45.000 đồng/kg giảm xuống còn 5.000 - 7000 đồng/kg. Giá bí và khoai lang ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đang lao dốc từ 5.000 - 6.000 đồng/kg xuống còn 2.500 đồng/kg. Với mặt hàng khoai lang, nếu cuối năm có giá 8.000 đồng/kg, thì nay thương lái mua với giá chỉ bằng 1/2.

Ngoài ra, để hỗ trợ người nông dân tiêu thụ nông sản, từ mùng 5 Tết, Bộ Công Thương đã có văn bản cập nhật tình hình, đưa ra cảnh báo. Đồng thời yêu cầu các thương vụ nước ngoài tổ chức tìm kiếm, kết nối chuyển hướng hoạt động thương mại xuất khẩu mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây, sang các thị trường khác; Đề nghị các doanh nghiệp logistics giúp bảo quản nông thủy sản trong thời gian chờ xuất khẩu. Các chi nhánh thương vụ tại Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) cũng đã và đang tích cực trao đổi với các tỉnh biên giới nhằm thúc đẩy thời gian mở cửa các chợ biên giới.

Theo ý kiến của giới chuyên gia, đây là một trong những hướng đi hiệu quả của nông sản trong nước, đặc biệt trong giai đoạn ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch corona những ngày qua. Tuy nhiên, theo ông Vũ Vĩnh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, lượng tiêu thụ ở trong siêu thị chỉ giải quyết được một phần nhỏ, nguồn tiêu thụ lớn nhất của mặt hàng này vẫn là ở các chợ truyền thống, thậm chí là cả các sạp hàng nhỏ lẻ, người bán hàng rong.

“Để giải quyết thanh long và dưa hấu cho nông dân thì ngoài các biện pháp áp dụng tại thị trường trong nước, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng có biện pháp giúp việc thông thương hai chiều tại các cửa khẩu sớm diễn ra an toàn, hiệu quả. Đồng thời tăng năng suất của các nhà máy chế biến, về lâu dài là nâng cao chất lượng, thương hiệu để nông sản có thể đi vào nhiều thị trường khác. Bên cạnh đó, nông nghiệp là một ngành nhiều rủi ro nên việc thông thương luôn phải có dự phòng như xây dựng các nhà kho, kho lạnh tại cửa khẩu, địa phương để hỗ trợ người dân gửi nông sản. Nhiều nước trên thế giới cũng đã thực hiện phương pháp này để giảm thiệt hại cho nông dân khi hàng hóa bị ùn ứ”, ông Phú nói.

Minh Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm