SHS: Dư địa để thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm trong tuần tới là không nhiều

Cập nhật: 11:01 | 05/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Thị trường tăng điểm trong tuần thứ năm liên tiếp với giá trị giao dịch tiếp tục gia tăng và lập kỷ lục mới. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 53,59 điểm (4,1%) so với phiên cuối tuần trước lên mức 1.374,05 điểm. HNX-Index tăng 19,3 điểm (6,2%) lên 329,76 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 4,48 điểm (5,2%) lên 90,59 điểm.

Khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 104.200 đồng

Nhận định chứng khoán tuần từ 7-11/6/2021: Chuyển sang trạng thái điều chỉnh ngắn hạn

Thanh khoản trên hai sàn gia tăng so với tuần trước với trung bình hơn 31.500 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 16% lên 133.980 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 11,2% lên 4.014 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 48,3% lên 23.918 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 46% lên 1.030 triệu cổ phiếu.

Thị trường tăng điểm mạnh trong tuần qua giúp gần như toàn bộ các nhóm ngành trụ cột đều có mức tăng trưởng tốt. Nhóm cổ phiếu tiện ích cộng đồng tăng mạnh nhất với 9,3% giá trị vốn hóa, chủ yếu do mức tăng của các trụ cột như GAS (+11,5%), POW (+12%)...

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu dầu khí với mức tăng 8,6% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu trong ngành như PLX (+4,4%), PVD (+17,4%), OIL (+26%), BSR (+11,5%), PVB (+24%), PVS (+26,4%)...

Nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng tăng 6,9% giá trị vốn hóa, với các mã như VCB (+5,3%), CTG (+5,5%), BID (+3,9%), VPB (+4,5%), MBB (+10,2%), TCB (+3%), ACB (+16,5%), SHB (+7,6%)...

Các ngành khác đều có mức tăng tốt như tài chính (+3%), dược phẩm và y tế (+1,8%), công nghiệp (+1,4%), công nghệ thông tin (+3,8%). Ở chiều ngược lại, hàng tiêu dùng (-1,6%) và dịch vụ tiêu dùng (-2,1%) giảm nhẹ.

5910-du-dia-tang-diem
Theo chứng khoán SHS, dư địa để thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm trong tuần tới là không nhiều. Ảnh minh họa

Dù thị trường tiếp tục bứt phá nhưng dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng rất mạnh. Tính chung cả thị trường trong tuần từ 28/5-4/6, khối ngoại mua vào 160 triệu cổ phiếu, trị giá 7.267 tỷ đồng, trong khi bán ra 269,5 triệu cổ phiếu, trị giá 13.435 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức gần 110 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng ở mức gần 6.168 tỷ đồng - đây cũng là mức bán ròng kỷ lục của dòng vốn này trên TTCK Việt Nam nếu tính theo tuần.

Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng kỷ lục 6.052 tỷ đồng (gấp 13 lần giá trị bán ròng của tuần trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 104 triệu cổ phiếu. Như vậy, dòng vốn ngoại sàn này đã bán ròng trong 5 tuần liên tiếp với tổng giá trị lên đến 16.050 tỷ đồng.

Tâm điểm bán ròng của khối ngoại tuần qua tập trung vào 2 mã HPG và MBB, trong đó, HPG bị dòng vốn này "xả" ròng lên đến hơn 3.364 tỷ đồng. MBB cũng bị bán ròng trên 1.121 tỷ đồng. VIC đứng sau với giá trị bán ròng là 636 tỷ đồng. Tiếp đến VSC cũng bị bán ròng gần 380 tỷ đồng, nhưng giao dịch bán ra cổ phiếu VSC chủ yếu được khối ngoại thực hiện trong phiên 6/4 thông qua phương thức thỏa thuận.

Chiều ngược lại, PLX được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị ở mức 234 tỷ đồng. OCB đứng sau với 194 tỷ đồng. Các mã gồm SSI, VRE và VIX đều có giá trị mua ròng của khối ngoại lớn hơn 100 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại gần 180 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 7,2 triệu cổ phiếu. PVS bị khối ngoại sàn HNX bán ròng mạnh nhất với 122 tỷ đồng. VND và VCS đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 38 tỷ đồng và 29 tỷ đồng. Trong khi đó, THD được mua ròng mạnh nhất sàn này với 29 tỷ đồng. SHB đứng thứ 2 trong danh sách này với giá trị mua ròng là 19 tỷ đồng.

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại giao dịch vẫn khá tích cực khi có tuần mua ròng thứ 7 liên tiếp, với giá trị gấp 3,4 lần tuần trước, tương ứng khối lượng mua ròng gần 1,7 triệu cổ phiếu. Khối ngoại trên UPCoM mua ròng mạnh nhất mã BVB với 44 tỷ đồng. VEA cũng được mua ròng gần 41 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VTP bị bán ròng mạnh nhất với 16 tỷ đồng. QNS và ACV đều bị bán ròng trên 10 tỷ đồng.

Theo công ty chứng khoán SHS, thị trường có tuần tăng điểm thứ năm liên tiếp với mức tăng mạnh nhất trong năm tuần (+4,1%) qua đó đưa chỉ số VN-Index đạt mức cao kỷ lục mới trong lịch sử 1.374 điểm. Thanh khoản trong tuần qua cũng tiếp tục gia tăng để thiết lập kỷ lục mới với trung bình khoảng 31.500 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.

Trên góc độ sóng elliot, ngưỡng 1.400 điểm có thể là kháng cự mạnh của sóng tăng 5 trong trường hợp mà thị trường tiếp tục tăng điểm trong tuần tới do sóng tăng 5 khó có khả năng lớn hơn sóng tăng 3 trước đó với mức tăng 400 điểm (từ 800 điểm lên 1.200 điểm).

Chúng tôi cho rằng, dư địa để thị trường tiếp tục tăng điểm trong tuần tới là không nhiều và những rung lắc cũng như điều chỉnh có thể sớm diễn ra.

Trong tuần giao dịch tiếp theo 7/6-11/6, thị trường có thể sẽ xuất hiện những phiên rung lắc khi bên cầm cổ phiếu quyết định chốt lời tại vùng giá hiện tại.

Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục nên tận dụng những phiên tăng điểm để giảm tỷ trọng về an toàn hoặc chốt lời với những cổ phiếu đã đạt tới mức giá mục tiêu. Những nhà đầu tư với tỷ trọng thấp nên hạn chế mua đuổi, chờ đợi những nhịp điều chỉnh sâu hơn để tham gia trở lại.

Khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 104.200 đồng

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, CTCP Chứng ...

Giá mục tiêu của cổ phiếu POW nằm tại mức 13.800 đồng/cp

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, CTCK Dầu ...

Nhận định chứng khoán tuần từ 7-11/6/2021: Chuyển sang trạng thái điều chỉnh ngắn hạn

Sau diễn biến chùng lại và đột ngột đảo chiều điều chỉnh nhẹ bởi áp lực chốt lời gia tăng ở phiên sáng cuối tuần, ...

Tuệ An

Tin liên quan