Quý I/2019, chi phí dự phòng các ngân hàng giảm 7% so với cùng kỳ

Cập nhật: 16:24 | 27/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Thống kê từ báo cáo tài chính của 22 ngân hàng, trong quý I/2019, tổng chi phí dự phòng rủi ro ở mức 15.058 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2018.  

quy i2019 chi phi du phong cac ngan hang giam 7 so voi cung ky Nhân tố ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận của các ngân hàng
quy i2019 chi phi du phong cac ngan hang giam 7 so voi cung ky VDSC: Chi phí dự phòng rủi ro vẫn sẽ là gánh nặng với BIDV trong năm 2019
quy i2019 chi phi du phong cac ngan hang giam 7 so voi cung ky Những thách thức lớn BIDV phải đối mặt trong năm 2019

Trong quý I/2019, tổng chi phí dự phòng rủi ro 22 ngân hàng được khảo sát ở mức 15.058 tỷ đồng, chiếm 39% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Mặc dù vẫn lấy đi hơn 1/3 lợi nhuận thuần nhưng chi phí dự phòng của các ngân hàng đang có xu hướng giảm xuống. Điều này có nghĩa, cứ 100 đồng lợi nhuận làm ra các ngân hàng chi khoảng 39 đồng để trích lập dự phòng rủi ro.

quy i2019 chi phi du phong cac ngan hang giam 7 so voi cung ky
Quý I/2019, chi phí dự phòng các ngân hàng giảm 7% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa

Riêng ba “ông lớn” trong ngành là BIDV, VietinBank và Vietcombank có chi phí trích lập dự phòng là hơn 9.930 tỷ đồng, gấp gần 2 lần tổng mức trích lập của các ngân hàng còn lại.

Trong đó, BIDV tiếp tục đứng đầu về chi trích lập dự phòng với gần 5.187 tỷ đồng, bằng 67% thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh. Tương tự, tại VietinBank, chi phí dự phòng cũng lấy đi hơn 50% lợi nhuận thuần của ngân hàng này.

Bên cạnh BIDV và VietinBank, một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ trích lập dự phòng ở mức cao như VPBank (64%), MSB (57%) và SeABank (40%).

Mặc dù chi phí dự phòng vẫn bào mòn tới hơn 1/3 lợi nhuận thuần của các ngân hàng được khảo sát, xét về tổng thể thì tỷ trọng của loại chi phí này có xu hướng giảm trong quý I (giảm từ 43% trong quý I/2018 xuống còn 39%).

Bên cạnh giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro, một số nhà băng còn được hoàn nhập dự phòng trong quý I. Điển hình như ACB chuyển từ trích lập 134 tỷ đồng trong quý I/2018 sang hoàn nhập 16 tỷ đồng trong quý I/2019. Tương tự, Eximbank cũng được hoàn nhập 7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước phải trích lập tới 152 tỷ đồng. SaigonBank và VietCapitalBank được hoàn nhập dự phòng trong quý I.

Dòng tiền của ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi chi phí trích lập dự phòng rủi ro do đây là chi phí không chi bằng tiền mặt của ngân hàng và chỉ đơn thuần được tạo lập bởi một nghiệp vụ kế toán.

Mặt khác, khoản chi phí này là bắt buộc theo quy định của các ngân hàng nhằm xử lý nợ xấu. Xử lý nợ xấu từ dự phòng là phương án khả thi nhất bởi nó là tiền thật của chính ngân hàng chứ không phải dồn vào "cái kho" mang tên VAMC.

Khi ngân hàng xử lý bằng cách thu hồi một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu, số tiền trích lập dự phòng sẽ được hoàn nhập vào dự phòng hoặc hạch toán trực tiếp vào thu nhập bất thường. Trích lập dự phòng là một tấm “đệm” để phòng ngừa rủi ro và là công cụ hữu hiệu để xử lý khi xảy ra nợ xấu. Mặt khác, nếu ngân hàng xử lý được khoản nợ xấu, số tiền trích lập dự phòng sẽ được hoàn nhập hoặc hạch toán trở lại vào thu nhập bất thường. Do đó, chi phí trích lập không phải là tiền bị mất đi mà nó là một dạng tài sản để dành cho tương lai.

Thu Hoài