Phá hoại tài sản của người khác thì bị xử lý như thế nào?

Cập nhật: 03:03 | 03/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Nhà tôi có mảnh đất nông nghiệp, gia đình tôi đã trồng gần 1000 cây thanh long trên đó. Diện tích này có bị tranh chấp với ông A, vào ngày 1/12/2018 nhân lúc trời tối ông A và và vợ đã ra phá hoại tất cả chỗ thanh long gia đình tôi mới trồng. Ước tính giá trị khoảng trên 40.000.000 đồng. Gia đình tôi đã yêu cầu bồi thường nhưng ông ta không đồng ý và thách thức tới pháp luật. Tôi xin hỏi giờ tôi có thể làm đơn tố cáo ông A và yêu cầu bồi thường đựơc không?  

pha hoai tai san cua nguoi khac thi bi xu ly nhu the nao Công ty phạm pháp mà nhân viên không tố giác thì bị xử lý như thế nào ?
pha hoai tai san cua nguoi khac thi bi xu ly nhu the nao Tư vấn xử lý hành vi khai man đội giá vật liệu xây dựng?
pha hoai tai san cua nguoi khac thi bi xu ly nhu the nao Vận chuyển thuê gỗ lậu bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý.

Bộ luật dân sư năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015

pha hoai tai san cua nguoi khac thi bi xu ly nhu the nao
Hình minh họa.

2. Luật sư trả lời.

Đối với hành vi hủy hoại tài sản của gia đình bạn, vợ chồng ông A sẽ phải chịu đồng thời hai trách nhiệm sau:

Thứ nhất, trách nhiệm dân sự.

Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Như vậy, gia đình ông A sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi hủy hoại tài sản của gia đình bạn. Bạn sẽ căn cứ vào giá trị thực tế của tài sản bị hủy hoại; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Thứ hai, trách nhiệm hình sự.

Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khỏan 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Trong trường hợp này, vợ chồng ông A đã phạm tội cố ý hủy hoại tài sản. Bạn cung cấp thông tin tài sản bị thiệt hại có giá trị khoảng 40.000.000 đồng. Tuy nhiên để xác định mức thiệt hại, cần cơ quan công an đánh giá mức độ thiệt hại tài sản cụ thể để làm căn cứ xử lý theo khung hình phạt đã quy định ở trên.

Để xem xét trách nhiệm vợ chồng ông A bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp quận/huyện nơi xảy ra hành vi để yêu cầu họ điều tra và giải quyết.

Hùng Dũng