PAN chi hơn nửa nghìn tỷ đồng nâng sở hữu lên 98,3% vốn tại Bibica (BBC)

Cập nhật: 10:16 | 19/05/2022 Theo dõi KTCK trên

CTCP Tập đoàn PAN (HOSE – Mã: PAN) báo cáo kết quả chào mua công khai cổ phiếu BBC của CTCP Bibica. Được biết, tính tới ngày 19/1/2022, PAN cùng cổ đông liên quan đang sở hữu 58,94% vốn điều lệ tại BBC.

0635-1
CTCP Tập đoàn PAN (HOSE – Mã: PAN)

Theo đó, PAN vừa mua 7.382.512 cổ phiếu BBC trong tổng 7.700.537 cổ phiếu đăng ký chào mua công khai từ 17 nhà đầu tư, tỷ lệ mua thành công 95,9% tổng lượng đăng ký chào mua công khai với giá 71.000 đồng/cp, ước tính tổng số tiền thực hiện mua vào 524,2 tỷ đồng, ngày kết thúc đợt chào mua là 16/5.

Như vậy, sau giao dịch PAN đã nâng sở hữu lên 98,3% vốn điều lệ tại BBC và hướng đến mục tiêu sở hữu 100% vốn tại công ty bánh kẹo này. Được biết, tính tới ngày 19/1/2022, PAN cùng cổ đông liên quan đang sở hữu 58,94% vốn điều lệ tại BBC.

PAN nhận định việc chào mua công khai cổ phiếu BBC là cơ hội cho Bibica và PAN. Bibica là mảnh ghép quan trọng trong chiến lược 3F (Feed – Farm – Food: Từ nông trại đến bàn ăn) khi tham gia vào ngành thực phẩm. Với cơ cấu cổ đông lớn tập trung, Bibica sẽ dễ dàng hơn trong việc thống nhất các đường lối chính sách định hướng phát triển doanh nghiệp và phê duyệt đầu tư dự án sự kết hợp của hai bên sẽ góp phần xây dựng thương hiệu lớn của đất nước.

Ngoài ra, PAN dự kiến sẽ hoàn thiện chuỗi sản xuất, cung ứng của Bibica và duy trì hoạt động theo kế hoạch kinh doanh của Bibica đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Được biết, kể từ năm 2015, PAN đã bắt đầu nâng sở hữu lên 42,3% vốn tại Bibica và 2 năm sau chính thức nâng tỉ lệ nắm giữ lên 50,07% và đưa Bibica trở thành công ty con của PAN nhằm thể hiện quyết tâm gìn giữ thương hiệu Việt.

Trước đó, Lotte Confectionery nắm giữ gần 6,8 triệu cổ phiếu BBC, tương đương 44,03% vốn điều lệ tính tới ngày 27/06/2020 và thoái hết vốn vào đầu năm 2021. Lotte đầu tư vào BBC từ năm 2007 và trở thành cổ đông lớn nhất với tham vọng đưa doanh nghiệp này trở thành cái tên dẫn đầu ngành sản xuất bánh kẹo.

Trong nhiều năm trước đây, tại Bibica luôn có xung đột giữa hai nhóm cổ đông, một bên là Công ty cổ phần Tập đoàn PAN sở hữu 50,07% vốn điều lệ Bibica và nhóm cổ đông đến từ Hàn Quốc, Lotte Corporation sở hữu 44,03% vốn điều lệ. Trong đó, PAN là công ty mẹ của Bibica nên quyền chi phối hoạt động kinh doanh, cũng như định hướng của doanh nghiệp. Trong khi đó, nhóm cổ đông Lotte Corporation có quyền phủ quyết, khi sở hữu lớn hơn 36% vốn điều lệ.

Việc hai cổ đông lớn không thống nhất được quan điểm đã dẫn tới nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển chưa thực hiện được. Tuy nhiên, với động thái nhóm cổ đông Lotte Corporation rút lui, và Tập đoàn PAN chính thức chào mua thành công, kỳ vọng BBC sẽ bước vào giai đoạn thống nhất định hướng phát triển.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên sáng 19/5, cổ phiếu PAN đang giao dịch quanh mức 20.650 đồng/cp.

0051-pan
Diễn biến giá cổ phiếu PAN thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Cổ đông PAN “đói” cổ tức nhiều năm

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc tài chính PAN cho biết, năm 2021, hoạt động M&A không có, hoạt động đầu tư đáng chú ý là nâng sở hữu tại CTCP Khử trùng Việt Nam - VFC (HOSE: VFG) từ 47,97% lên 50,33% vốn điều lệ và chính thức hợp nhất vào Tập đoàn; góp vốn vào CTCP Thực phẩm Khang An, nâng sở hữu trực tiếp lên 28,57% vốn điều lệ.

Về tình hình kinh doanh, quý I/2022, PAN ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.949 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ 2021; trong đó 699 tỷ tăng từ hợp nhất kết quả kinh doanh của CTCP Khử trùng Việt Nam. Lợi nhuận sau thuế PAN đạt 168 tỷ đồng, tăng 234% so với cùng kỳ 2021; trong đó 74 tỷ tăng nhờ khoản thu nhập bất thường do thanh lý tài sản tại Bibica.

Trong năm 2022, PAN đặt kế hoạch doanh thu 14.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 755 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 54,6% và 47,8% so với thực hiện trong năm 2021.

Xét về kế hoạch phân phối lợi nhuận, năm 2021, PAN thông qua kế hoạch không trả cổ tức để dồn nguồn lực cho việc thực hiện chiến lược M&A trong thời gian tới. Bước sang năm 2022, công ty dự kiến tiếp tục không trả cổ tức để dành nguồn lực cho các kế hoạch M&A.

Ngoài ra, Công ty cũng tiến hành bầu lại HĐQT gồm 7 người, bao gồm ông Nguyễn Duy Hưng, bà Nguyễn Thị Trà My, ông Phạm Viết Muôn, bà Hà Thị Thanh Vân, bà Nguyễn Vũ Thuỳ Hương, ông Nguyễn Duy Khánh và ông Bùi Xuân Tùng.

Được biết, ông Nguyễn Duy Hưng đang là Chủ tịch Tập đoàn PAN từ 2013 tới nay. Ngoài ra, ông Hưng đang là Chủ tịch HĐQT tại Chứng khoán SSI, Công ty TNHH Đầu tư NDH, Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI…

Tăng vốn điều lệ lên gần 4.522 tỷ đồng

Cuối tháng 1/2022, hội đồng quản trị PAN đã thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua.

Theo đó, PAN sẽ phát hành 86,5 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ thực hiện quyền là 5:2. Tại ngày chốt danh sách, cổ đông sở hữu 5 cổ phần được hưởng 2 quyền, mỗi quyền được nhận thêm 1 cổ phần mới.

Bên cạnh đó, PAN cũng triển khai chào bán hơn 108 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, tại ngày chốt danh sách, cổ đông sở hữu 2 cổ phần được hưởng 1 quyền, mỗi quyền được mua 1 cổ phần mới.

Số lượng cổ phiếu phát hành thêm qua 2 đợt phát hành đều không bị hạn chế chuyển nhượng. Sau các đợt phát hành trên, vốn điều lệ của PAN sẽ tăng từ hơn 2.163 tỷ đồng lên gần 4.522 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cho cổ đông là gần 1.623 tỷ đồng. Trong đó, PAN sẽ dùng 825 tỷ đồng để đầu tư tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty thành viên như Bibiba, Khử trùng Việt Nam...

Đồng thời, 400 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư M&A các công ty mới trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm có hệ thống quản trị nội bộ minh bạch.

Ngoài ra, PAN sẽ dùng 100 tỷ đồng để đầu tư ngắn và trung hạn vào các sản phẩm đầu tư an toàn, có lãi suất ổn định trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ; dùng 76 tỷ đồng góp thêm vốn vào Công ty Cổ phần Chế biến Thực phầm xuất khẩu Long An và dùng hơn 221 tỷ đồng để trả nợ ngân hàng.

Cao su Tây Ninh (TRC) báo lợi nhuận quý I/2022 giảm mạnh gần 80%

CTCP Cao su Tây Ninh (HoSE: TRC) ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận lại sụt giảm mạnh, ở mức thấp nhất trong ...

Chưa đủ cơ sở để nói "khối ngoại quay lại và lợi hại hơn xưa"

Chuyên gia cho rằng, xu thế thị trường lâu nay là do nhà đầu tư cá nhân trong nước quyết định. Hoạt động giao dịch ...

SSI đánh giá cao ngành gỗ, khuyến nghị khả quan với cổ phiếu PTB

SSI nhận định, PTB đang giao dịch ở mức P/E và P/B 2022 là 10,3 lần và 2,2 lần. Công ty chứng khoán này đánh ...

Quỳnh Nga