Ô tô ngoại tiếp tục vào Việt Nam, Bộ Công Thương chỉ đạo gấp

Cập nhật: 09:32 | 08/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tình hình thế giới 6 tháng cuối năm sẽ phức tạp hơn, từ chỗ xung đột thương mại chuyển sang xung đột công nghệ, giờ và sau đó là xung đột tiền tệ. "Những xung đột này vượt quá khả năng đánh giá, phân tích”. Do đó, Cục Xuất nhập khẩu cần tập trung, chủ động vào những việc có thể làm được...

o to ngoai tiep tuc vao viet nam bo cong thuong chi dao gap

Toàn cảnh bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam 7 tháng đầu năm

o to ngoai tiep tuc vao viet nam bo cong thuong chi dao gap

Bức tranh thương mại 6 tháng đầu năm: Ai đang "gánh" cán cân tăng trưởng?

o to ngoai tiep tuc vao viet nam bo cong thuong chi dao gap

Báo cáo tại cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm 2019 diễn ra sáng 7/8, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại do giá của một số mặt hàng giảm sau khi đã đạt ở mức cao trong các năm 2017 - 2018, nhất là nhóm nông sản.

Đi kèm theo đó là sự gia tăng các yếu tố rủi ro, thách thức do bất đồng giữa các nước lớn về định hình thương mại toàn cầu ngày càng sâu sắc, đặc biệt là xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hay như vấn đề Anh rời khỏi EU vẫn chưa được giải quyết, căng thẳng thương mại mới đây giữa Nhật Bản và Hàn Quốc…

Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ở mức rất thấp

Bàn về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ông Phan Văn Chinh cho biết, hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đang ở mức “tăng quá thấp” khi 6 tháng năm 2019 chỉ đạt 16,68 tỷ USD, tăng 0,3% (tương đương mức tăng 42,7 triệu USD).

o to ngoai tiep tuc vao viet nam bo cong thuong chi dao gap

Hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh là điện thoại và gạo. Cụ thể, xuất khẩu điện thoại giảm 549 triệu USD. Đây là con số “đóng góp lớn nhất vào sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này”, ông Phan Văn Chinh cho biết.

Trong khi đó, xuất khẩu gạo cũng giảm mạnh so với cùng kỳ (giảm 329,3 triệu USD). Nguyên nhân được Cục Xuất Nhập khẩu báo cáo là do thời gian gần đây tồn kho gạo mùa vụ cũ của Trung Quốc ngày càng lớn, tăng từ 76 triệu tấn mùa vụ năm 2014/2015 lên 113 triệu tấn mùa vụ 2018/2019, kéo theo tỷ lệ tồn kho/sử dụng tăng từ 54% niên vụ 2014/2015 đến 79% niên vụ 2018/2019. Do vậy, Trung Quốc vừa đẩy mạnh xuất khẩu gạo vụ cũ vừa giảm mạnh nhập khẩu.

Cùng với thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giảm so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 20,5 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản giảm do giá đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu 1,22 tỷ USD. Có tới 6/9 mặt hàng xuất khẩu chính trong nhóm hàng nông sản, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu giảm gồm: thủy sản, rau quả, hạt điều, gạo, cà phê, và sắn.

Phân tích về tình trạng xuất khẩu nông sản giảm, Cục Xuất Nhập khẩu cho biết, tình trạng cung vượt cầu, tồn kho ngày càng lớn, kéo giá xuất khẩu giảm. Thêm vào đó, chủ nghĩa bảo hộ diễn biến ngày càng rõ ràng, phức tạp hơn, tác động của cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung tới xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và cả một số thị trường khác.

Mở rộng xuất khẩu chính ngạch, không để xảy ra tình trạng “giải cứu nông sản”

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, thời gian vừa qua, bối cảnh thế giới phức tạp mà kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng là sự cố gắng lớn của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý. Tình hình thế giới 6 tháng cuối năm sẽ phức tạp hơn, từ chỗ xung đột thương mại chuyển sang xung đột công nghệ, giờ là xung đột tiền tệ. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đánh giá “những xung đột này vượt quá khả năng đánh giá, phân tích”. Do đó, Thứ trưởng yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu cần tập trung, chủ động vào những việc có thể làm được.

Đối với thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng đánh giá tình trạng xuất khẩu nông sản (mặt hàng rau quả) giảm 1,7% “tuy ít nhưng là tín hiệu cần đặc biệt quan tâm”.

Về mặt hàng gạo, nhu cầu nhập khẩu gạo từ phía Trung Quốc yếu đi là do thị trường này đang chuyển mạnh từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Do đó, sẽ có những bộ quy tắc kiểm soát hàng hoá ngặt nghèo hơn.

“Đề nghị Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Bộ NN&PTNT đẩy mạnh đàm phán mở rộng thị trường về vấn đề chất lượng, mở rộng hơn diện các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đường chính ngạch (hiện chỉ có 9 mặt hàng).

Các tỉnh, địa phương, doanh nghiệp cần vào cuộc bởi câu chuyện Trung Quốc chuyển sang nhập khẩu chính ngạch đã được Bộ Công Thương cảnh báo gửi tới các địa phương từ năm 2018 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn chủ quan, thờ ơ, không triển khai các điều kiện xuất khẩu theo quy định. Câu chuyện mực tồn ở Quảng Nam là một bài học”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nêu.

Về câu chuyện này Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh tại cuộc họp về việc “phải tổ chức lại, không để tiếp tục xảy ra tình trạng ăn đong như vừa qua”. Không chấp nhận tiếp tục có câu chuyện “giải cứu nông sản” như thời gian vừa qua. Dưa hấu sản lượng hạn chế so với thị trường hay quả cam, con mực… cũng thành ra phải “giải cứu”. "Chúng ta làm quản lý Nhà nước nhưng chỉ đang chạy theo xử lý tình huống”.

Do đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu, Cục Xuất nhập khẩu và các đơn vị liên quan phải chấm dứt ngay tình trạng “nói giải pháp còn khâu kết nối tổ chức, đảm bảo cho sản phẩm vượt qua hàng rào chính thức vào được thị trường lại không có”.

Mặt khác, người đứng đầu ngành Công Thương cũng nhìn nhận, diễn biến xung đột thương mại Mỹ - Trung “rất đáng quan ngại” và vấn đề này sẽ gay gắt hơn vì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.

Do đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan phải đánh giá lại thị trường, năng lực hệ thống sản xuất, năng lực xây dựng, thực thi chính sách…để đưa ra kịch bản tăng trưởng xuất nhập khẩu ở các thị trường cụ thể, các ngành hàng cụ thể trong những tháng cuối năm. Cục Xuất nhập khẩu phải đánh giá lại các nhóm hàng có nguy cơ bị tranh chấp thương mại để phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý.

Ô tô ngoại ồ ạo vào Việt Nam

Cũng liên quan đến câu chuyện xuất nhập khẩu, báo cáo của Cục Xuất Nhập khẩu cũng cho biết, qua 6 tháng đầu năm 2019, cả nước nhập khẩu 75.437 ô tô các loại, trị giá gần 1,7 tỷ USD, tăng tới 511,5% về số lượng. Số lượng này gần tương đương với số nhập khẩu của cả năm 2018.

Theo ông Chinh, trung bình mỗi tháng nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp nhập khẩu khoảng 12.570 ô tô. Xe nhập khẩu tăng mạnh nhất ở dòng ô tô con (chiếm 72,8% tổng lượng xe nhập khẩu) và chủ yếu có xuất xứ ASEAN nhờ thuế nhập khẩu nội khối giảm về 0%.

o to ngoai tiep tuc vao viet nam bo cong thuong chi dao gap
Các doanh nghiệp trong nước đua nhau nhập khẩu ô tô nhằm hưởng lợi chính sách

Sự tăng trưởng đột biến này cũng khiến cho kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát 7 tháng đầu năm 2019 nói chung của cả nước (ước đạt 10,35 tỷ USD), tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm tỉ trọng 7,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Phân tích nguyên nhân của tình trạng tăng trưởng nhập khẩu ô tô này, ông Phan Văn Chinh cho biết, mức tăng mạnh tập trung chủ yếu vào dòng ô tô con, chiếm đến 72,8% tổng lượng nhập khẩu ô tô. Đây là dòng xe vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa phục vụ kinh doanh nên nhu cầu xã hội rất lớn. Ngoài ra, một số dòng ô tô con còn được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe dung tích nhỏ theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm khuyến khích các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về Việt Nam giảm về mức 0%, cũng khiến cho việc nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN tăng mạnh.

Ông Chinh phân tích, sở dĩ có con số tăng đột biến này là do lượng xe nhập khẩu giảm mạnh trong nửa đầu năm 2018, bắt đầu tăng ở 6 tháng cuối năm 2018 và duy trì mức độ nhập khẩu từ đó đến nay. Do vậy, khi so sánh 6 tháng đầu năm 2019 với 6 tháng đầu năm 2018, mức tăng nhập khẩu rất cao.

Tuy tăng mạnh số lượng nhưng kim ngạch nhập khẩu không tăng tương ứng do giá xe giảm. Trong 6 tháng đầu năm, giá nhập khẩu trung bình mỗi chiếc ô tô các loại giảm từ mức 26.649 USD/xe xuống còn 22.275 USD/xe, giảm hơn 4000 USD/xe. Riêng giá nhập khẩu trung bình của dòng ô tô dưới 9 chỗ ngồi giảm từ 22.530 USD/chiếc xuống còn 19.258 USD/chiếc.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, các doanh nghiệp đã tranh thủ ưu đãi về thuế để tăng mạnh nhập khẩu. Điều này đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Tuy nhiên, "đây là câu chuyện khó tránh khỏi trong bối cảnh hội nhập".

Bộ trưởng “Yêu cầu Cục Xuất Nhập khẩu rà soát lại việc nhập khẩu ô tô này, phân tích hiện tượng chi tiết. Đồng thời, đánh giá chung trong bối cảnh phát triển công nghiệp ô tô trong nước, tính toán các phương án để đưa ra con số dư địa có thể sử dụng (thuế nội địa, việc thực thi cam kết hội nhập) cho việc nhập khẩu ô tô trên cơ sở hài hoà lợi ích quốc gia để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, bảo vệ người tiêu dùng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước đó, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) trong văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ ngày 6/8 cho biết, dự kiến nhập siêu ngành ô tô năm nay sẽ đạt mức kỷ lục hơn 3,4 tỷ USD. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu tô tô sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo do nhu cầu trong nước tăng mạnh. Điều này không chỉ tác động nghiêm trọng tới nền sản xuất ô tô trong nước mà còn tác động tới cán cân thương mại.

Theo kiến nghị của Cục Công nghiệp, cần sớm ban hành các chính sách mới tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh các dự án lớn về sản xuất, lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp lớn, thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia để đầu tư các dự án có quy mô lớn kèm theo chuyển giao công nghệ.

Cục này cũng kiến nghị sửa đổi mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo hướng không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước trong 5 - 10 năm tới.

Không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng

Theo Cục Xuất Nhâp khẩu, xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt 145,1 tỷ USD, thấp hơn khoảng 1 tỷ USD so với kịch bản tăng trưởng đề ra.

Dự báo cả năm 2019 xuất khẩu đạt khoảng 261 - 262 tỷ USD, tăng khoảng 7-7,5% so với năm 2018. Như vậy, từ nay tới cuối năm, bình quân mỗi tháng xuất khẩu phải đạt khoảng 23,2 - 23,4 tỷ USD.

Cục Xuất nhập khẩu đánh giá: “Đây là nhiệm vụ khó khăn bởi lần gần nhất xuất khẩu của Việt Nam chạm mốc 23 tỷ USD đã từ tháng 8/2018, trong khi đó tình hình kinh tế, thương mại thế giới đang suy giảm”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, không điều chỉnh mục tiêu kế hoạch tăng trưởng 6 - 8% so với năm trước.

o to ngoai tiep tuc vao viet nam bo cong thuong chi dao gap Nhập khẩu ô tô tăng mạnh trước tháng 7 âm lịch

TBCKVN - Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 7 lên tới 13.000 chiếc, tăng 18,6% so với ...

o to ngoai tiep tuc vao viet nam bo cong thuong chi dao gap Việt Nam xuất khẩu ô tô sang châu Âu, cửa đã mở và cứ mơ đi

TBCKVN - Thái Lan lo ngại thời gian tới có nhiều nhà sản xuất ô tô chuyển cơ sở sang Việt Nam để xuất khẩu vào ...

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm