Những ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận cao

Cập nhật: 15:28 | 16/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Mùa báo cáo tài chính quý cuối năm của các ngân hàng đã đi gần hết chặng đường và bảng xếp hạng lợi nhuận dần hé lộ những cái tên đứng đầu. Lợi nhuận dù không phản ánh toàn diện hoạt động của một ngân hàng, nhưng vẫn được xem là một chỉ báo để phân định thứ hạng.  

nhung ngan hang co ty suat loi nhuan cao Những ngân hàng đầu tiên hạ lãi suất
nhung ngan hang co ty suat loi nhuan cao Những ngân hàng trả cổ tức cao năm 2016
nhung ngan hang co ty suat loi nhuan cao Việt Nam sẽ có những ngân hàng khu vực

Được biết, lợi nhuận có thể là chỉ tiêu để phân định thứ hạng lớn, nhỏ của các ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá được mức độ hiệu quả trong hoạt động của từng nhà băng, chỉ tiêu lợi nhuận cần được đặt giữa tương quan vốn chủ sở hữu và tổng tài sản.

Nếu xét về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, chỉ tính riêng tới yếu tố lợi nhuận có thể chỉ phản ảnh được một phần của câu chuyện. Chỉ tiêu này nếu đứng riêng lẻ sẽ bỏ qua mức độ tương quan với quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của từng nhà băng, đánh đồng các ngân hàng là cùng quy mô dù trên thị trường điều này không thực tế. Thay vào đó, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tổng tài sản (ROA) là thước đo hợp lý hơn để đánh giá về khả năng sinh lời tốt nhất.

nhung ngan hang co ty suat loi nhuan cao
Ảnh minh họa

Theo số liệu của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), ROE năm 2018 của nhóm 6 ngân hàng VPBank, MB, Techcombank, ACB, TPBank và Vietcombank đạt trong khoảng từ 19,4% đến 27,7%.

MB kết thúc năm 2018 với ROE đạt 19,4%, đứng trên là TPBank và Techcombank với 20,8% và 21,5%. VPBank là ngân hàng tư nhân có lợi nhuận cao thứ hai trong hệ thống sau Techcombank, nhưng lại xếp trên ngân hàng này về tỷ suất sinh lời với ROE năm 2018 đạt 22,8%. Hai ngân hàng ACB và Vietcombank đạt ROE trung bình 25,1% và 27,7%.

Tuy nhiên, nếu xét về hiệu suất hoạt động trên quy mô tổng tài sản, chỉ có VPBank và Techcombank là hai ngân hàng có ROA đạt trên 2% tính tới hết năm 2018, trong khi những nhà băng còn lại phổ biến trong khoảng 1,4 đến 1,8%.

Trong báo cáo quý IV mới công bố, lợi nhuận của VPBank đạt hơn 3.073 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy vậy, điểm quan trọng nhất là tốc độ gia tăng dư nợ cho vay tăng nhanh với cả ngân hàng mẹ và FE Credit. Riêng công ty tài chính tiêu dùng, dư nợ cho vay trong ba tháng cuối năm vượt 6.500 tỷ đồng, gấp nhiều lần giai đoạn 9 tháng đầu năm.

Kết quả kinh doanh cả năm của VPBank có sự thay đổi lớn trong cơ cấu lợi nhuận khi ngân hàng mẹ tăng 30,6% so với năm trước và đóng góp 55% với 5.078 tỷ đồng.

Hoài Dương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm