Những ngã rẽ bất động sản: Doanh nghiệp gửi niềm tin vào nông nghiệp

Cập nhật: 11:59 | 07/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo nhiều chuyên gia, đầu tư vào bất động sản nông nghiệp không chỉ là xu thế mà hiện tại các cơ chế chính sách cũng đang mở cửa cho lĩnh vực này nhất là trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra rộng khắp tại các đô thị ở Việt Nam, vấn đề dịch chuyển nguồn lao động nông thôn, người nông dân chán ruộng đã và đang để lại khoảng trống đất nông nghiệp, lãng phí nguồn lực đất đai vô cùng lớn...

nhung nga re bat dong san doanh nghiep gui niem tin vao nong nghiep

Bất động sản nông nghiệp: Cần rạch ròi khái niệm (tiếp bài 1)

nhung nga re bat dong san doanh nghiep gui niem tin vao nong nghiep

Doanh nghiệp bất động sản và xu thế chuyển hướng đa ngành (bài 1)

nhung nga re bat dong san doanh nghiep gui niem tin vao nong nghiep

Để mảnh đất màu mỡ không trở thành vũng bùn lầy

Trăm ngàn ngã rẽ

Thị trường bất động sản năm 2019 được nhiều doanh nghiệp bất động sản đánh giá là khó khăn hơn các năm trước cả về nguồn cung lẫn nguồn cầu. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã chuyển mình, tìm những hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng giao dịch, đa dạng hóa nguồn thu và phát triển trong tương lai...

nhung nga re bat dong san doanh nghiep gui niem tin vao nong nghiep
Khi đường vào bất động sản đô thị đang

Đầu tiên phải kể đến là xu hướng liên kết phát triển dự án của một số doanh nghiệp trên thị trường. Có thể kể đến như tại dự án Dreamland Bonanza (Cầu Giấy, Hà Nội). Vinaland là đơn vị mới tham gia thị trường bất động sản ở mảng chung cư, chính vì vậy việc tìm kiếm khách hàng và tạo uy tín trên thị trường gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết việc trên Vinaland đã mời Cty CP BIC Việt Nam làm quản lý dự án và kinh doanh sản phẩm.

Cũng như Vinaland, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước có quỹ đất nhưng thiếu kinh nghiệm phát triển dự án đang có xu hướng liên kết với những doanh nghiệp nước ngoài có bề dày kinh nghiệm trong tư vấn phát triển dự án. Có thể kể đến như HDMon Holding đã mời Indochina tham gia tư vấn tại dự án The Zen (Mỹ Đình). Thậm chí hiện nay, nhiều sàn bất động sản không chỉ bán hàng mà còn góp vốn vào phát triển dự á cùng các chủ đầu tư.

Cùng với đó là xu hướng liên kết của các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm phát triển dự án với các doanh nghiệp bất động sản trong nước dồi dào quỹ đất như dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Vốn góp để thực hiện dự án là 14.260 tỷ đồng (625,4 triệu USD), riêng nhà đầu tư Nhật Bản Sumitomo Corporation góp 50%, còn lại là các nhà đầu tư Việt Nam. Hay tại dự án Khu đô thị Waterpoit, Long An, Tập đoàn Nam Long, nhà đầu tư Nhật Nishi Nippon Railroad, TBS Group và Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp cùng góp vốn theo tỷ lệ tương ứng 50% - 35% - 10% và 5% để thực hiện giai đoạn 1 Khu đô thị này, với tổng vốn đầu tư 6.900 tỷ đồng.

Một hướng đi nữa của các doanh nghiệp bất động sản thời gian gần đây là lấn sân sang lĩnh vực hạ tầng hàng không như FLC hay Sun Group.

nhung nga re bat dong san doanh nghiep gui niem tin vao nong nghiep
Nhiều doanh nghiệp BĐS đang lấn sân đầu tư sang các lĩnh vực hạ tầng sân bay, nhiệt điện (Ảnh: Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong)

Đặc biệt gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản tiếp tục lấn sân sang một lĩnh vực hoàn toàn mới và tiềm năng là Điện Mặt Trời như Công ty CP Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang với việc công bố bản báo cáo về dự án nhà máy điện mặt trời Phước Hữu, Ninh Thuận hay như Tập đoàn Hà Đô chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4 (Bình Thuận) có tổng công suất lắp đặt là 48 MWp (40 Mwac) trên diện tích 58,1 ha.

Khai phá tiềm năng từ nông nghiệp

Theo nhiều chuyên gia, đầu tư vào nông nghiệp không chỉ là xu thế mà hiện tại các cơ chế chính sách cũng đang mở cửa cho lĩnh vực này nhất là trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra rộng khắp tại các đô thị ở Việt Nam, vấn đề dịch chuyển nguồn lao động nông thôn, người nông dân chán ruộng đã và đang để lại khoảng trống đất nông nghiệp, lãng phí nguồn lực đất đai vô cùng lớn.

nhung nga re bat dong san doanh nghiep gui niem tin vao nong nghiep
Khi người nông dân chán ruộng

Theo đó, với gần 100 triệu dân, nhu cầu lương thực, thực phẩm luôn cao. Đồng thời Việc phát triển kinh doanh sang nông nghiệp là hướng đi tốt.

TS. Nguyễn Hữu Thọ - Phó Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, phải khẳng định một điều, đầu tư vào nông nghiệp với quy mô lớn là rất có hiệu quả. Cách làm theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún theo hộ gia đình như hiện nay thường đem lại rủi ro. Các doanh nghiệp đã nhìn thấy những tiềm năng đó nếu đầu tư quy mô lớn và bài bản. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế là thời cơ để chúng ta phát huy lợi thế về nông nghiệp.

Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn ở các lĩnh vực khác đang chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 1% doanh nghiệp nông nghiệp, nhưng có tới 8% doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tức là 7% trong số đó là doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhưng đang đầu tư vào nông nghiệp.

Cũng theo TS. Thọ, thị trường bất động sản nông nghiệp đã được hình thành và đang phát triển. Nó thể hiện ở chỗ, nhiều doanh nghiệp đã và đang tham gia vào việc tích tụ ruộng đất quy mô lớn để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

nhung nga re bat dong san doanh nghiep gui niem tin vao nong nghiep

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện tại, các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình, thị trường này đã hoạt động tương đối nhộn nhịp. Tỷ lệ đất nông nghiệp được các hộ thuê theo quy mô lớn, chiếm từ 1.1 - 3.9% trên tổng diện tích đất. Như vậy, thị trường này đã được hình thành nhiều năm trở lại đây, tất nhiên nó vẫn diễn ra rất chậm so với mong muốn.

Tuy nhiên, đang có nhiều rào cản khiến thị trường này còn mang màu “u ám”, hoạt động chưa nhộn nhịp. Do đó, mặc dù đã hình thành nhưng nhiều người còn rất mơ hồ về loại hình gọi là bất động sản nông nghiệp.

Trước đây, đất đai được giao cho các hộ gia đình theo quy mô rất nhỏ và manh mún nên rất khó khăn trong việc gom đất. Đến hiện tại, một doanh nghiệp để có thể tích tụ được diện tích đất nông nghiệp lớn thì phải đàm phán với hàng trăm hộ gia đình.

Trở ngại lớn nhất là sẽ có nhiều hộ gia đình không muốn bán cũng không muốn cho thuê. Do những mâu thuẫn về lợi ích với doanh nghiệp và chính quyền địa phương hình thành. Thậm chí, có nhiều hộ gia đình để ruộng bỏ hoang, nhưng vì một lý do nào đó, cũng không muốn cho doanh nghiệp thuê.

Để thị trường bất động sản nông nghiệp phát triển, những chủ thể dẫn dắt nền nông nghiệp sau này phải là các doanh nghiệp và các hộ đại điền. Chỉ có làm nông nghiệp quy mô lớn, đầu tư công nghệ thì mới tạo ra được giá trị.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường bất động sản nhiều khó khăn, các doanh nghiệp địa ốc đã chủ động tìm kiếm hướng đi cho riêng mình nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa doanh thu, sống vững trong giai đoạn thị trường bất động sản đang bão hòa.

Hữu Dũng