Dạy con:

Nguyên nhân do đâu bé chậm nói?

Cập nhật: 11:10 | 27/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Vì sao đến tuổi tập nói mà bé vẫn không gọi được một tiếng ba hay một tiếng mẹ?  Phải chăng do ba mẹ thiếu quan tâm con khiến con chậm nói.

nguyen nhan do dau be cham noi Tại sao nói con cái là tấm gương phản chiếu của bố mẹ?
nguyen nhan do dau be cham noi Những biểu hiện bố mẹ phải sửa ngay trước khi con trở nên bướng bỉnh
nguyen nhan do dau be cham noi Những sai lầm nghiêm trọng trong việc dạy con mà bố mẹ nên chú ý

Trẻ được coi là chậm nói khi nào?

Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, không ai giống ai. Chính vì thế giai đoạn phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ tập nói khi mới 12 tháng tuổi, nhưng cũng có trẻ 24 tháng tuổi mới bi bô tập nói. Nhưng theo mốc phát triển thông thường, trung bình từ 18 tháng tuổi trở lên là trẻ có thể nói được những từ đơn giản như “bà, ba, mẹ”. Trẻ được 2 tuổi rồi trẻ chưa nói thì được coi là chậm nói.

nguyen nhan do dau be cham noi
Ảnh minh họa

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

1. Vấn đề về thính lực:

Trẻ không nói được có thể một phần do trẻ không nghe được, không bắt chước và tiếp nhận được ngôn ngữ. Cần cho trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra để chẩn đoán chính xác vấn đề trẻ chậm nói có phải do mất thính lực.

2. Cú shock tâm lý:

nguyen nhan do dau be cham noi
Ảnh minh họa

Trẻ em là đối tượng rất dễ nhạy cảm với các yếu tố xung quanh như tác động của gia đình, môi trường sống.

Bố mẹ ly thân, hay thường xuyên xảy ra xung đột khi có mặt trẻ. Tai nạn có thể gây những cú shock cho trẻ, khiến trẻ có xu hướng thu mình, không muốn giao tiếp, không muốn nói chuyện dẫn tới vốn từ ít ỏi, cơ quan phát âm thì không được luyện tập thường xuyên.

Do đó ba mẹ cũng như những người thân trong gia đình xung quanh môi trường sống của trẻ cần chú ý trong cách hành xử của mình trước mặt trẻ, để trẻ phát triển theo đúng nghĩa “vô lo vô nghĩ”.

3. Không thường xuyên nói chuyện với con:

Khi trẻ bước vào giai đoạn tập nói, trẻ mới chỉ bi bô một số từ, có thể không rõ nghĩa, nói chậm. Vì khi mới bắt đầu nói, vốn từ của trẻ chưa có nhiều, cơ quan phát âm cũng chưa hoạt động linh hoạt. khi trò chuyện với trẻ, phần lớn là cuộc đối thoại đơn lẻ từ phía người lớn.

Do đó ba mẹ cần kiên nhẫn, bởi dù trẻ nói ít, nhưng thông qua lắng nghe ba mẹ nói sẽ giúp trẻ tăng khả năng phản xạ và tăng vốn từ cho trẻ.

4. Hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài:

Không có ai lo lắng, quan tâm con bằng ba mẹ. Nhưng đôi khi bao bọc con quá có thể ba mẹ sẽ hạn chế khả năng phát triển của con. Xã hội có người tốt và kẻ xấu, không cho con ra ngoài không phải là biện pháp bảo vệ con trước các tác động xấu tốt nhất.

Trẻ cần được giao lưu, hòa nhập với bạn bè xung quanh, được nô đùa thỏa thích. Môi trường này sẽ kích thích trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh biết nói hơn.

5. Trẻ sinh non:

Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ chậm nói cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Trong quá trình phát triển trẻ khó đạt được những mốc phát triển thông thường, mặc dù trẻ vẫn phát triển bình thường nhưng vẫn xuất hiện dấu hiệu chậm nói.

nguyen nhan do dau be cham noi
Ảnh minh họa

6. Trẻ chậm nói do tự kỷ:

Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ với 3 đặc trưng cơ bản là giảm tương tác xã hội, giảm giao tiếp ngôn ngữ (chậm nói) và có hành vi bất thường.

Chậm nói là dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ. Do đó chậm nói là vấn đề được can thiệp trước hết cho trẻ tự kỷ.

Với nguyên nhân chậm nói do tự kỷ, cha mẹ cần phát hiện sớm và can thiệp ngôn ngữ bởi các nhà trị liệu để cải thiện tình trạng của trẻ sớm nhất có thể. Bởi hội chứng tự kỷ là hội chứng suốt đời, nó sẽ ảnh hưởng xuyên suốt cuộc đời của trẻ sau này.

Trẻ chậm nói có thể là vấn đề rất bình thường nhưng cũng có thể là những vấn đề về bệnh lý, cha mẹ cần theo sát con để phát hiện kịp thời những dấu hiệu chậm nói ở trẻ để can thiệp kịp thời trước khi quá muộn.

7. Khiếm khuyết cơ quan vòm miệng:

– Hở hàm ếch, biến dạng môi, hở môi.

– Vận động cơ miệng khó khăn khiến trẻ khó nói.

Với nguyên nhân này, có thể thực hiện các tiểu phẫu để cải thiện, kết hợp với phương pháp dạy trẻ nói hàng ngày thì tình trạng có thể cải thiện trong vòng 3 – 6 tháng.

8. Các bệnh tâm lý và thần kinh:

Chấn thương sọ não, bại não, loạn dưỡng cơ: Các bệnh lý này gây ảnh hưởng tới các vùng não đảm nhiệm khả năng nói và tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ cần được chụp X quang, CT não để phát hiện những bất thường trong não từ đó định hướng phương pháp hỗ trợ điều trị.

9. Cho trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại, ipad quá sớm:

nguyen nhan do dau be cham noi
Ảnh minh họa

Cuộc sống bộn bề với bao nhiêu lo toan của cuộc sống, nỗi lo cơm áo gạo tiền, khiến ba mẹ không có nhiều thời gian ở bên quan tâm và chăm sóc con.

Khi trẻ quấy khóc, lười ăn, biện pháp hữu hiệu nhất của ba mẹ là đưa điện thoại cho con nghịch, bật tivi cho con xem. Rồi khi ba mẹ có công việc mang về nhà, để con tự chơi một mình. Có thể ba mẹ nghĩ đây là việc rất bình thường nhưng vô hình chung những điều này có thể khiến con chậm nói.

Vì sao vậy? Khi trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại, xem tivi trẻ sẽ thụ động nghe, không có tương tác hai chiều, còn khi nói chuyện với mẹ thì trẻ vừa là người nghe, vừa là người nói và có thể bày tỏ ý kiến của mình.

Cách khắc phục để con thoát khỏi bệnh chậm nói

Ba mẹ cần dành thời gian quan tâm, bên cạnh con nhiều hơn để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ.

Cần đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa nhi để biết rõ nguyên nhân vì sao trẻ chậm nói từ đó có phương pháp hỗ trợ điều trị cũng như can thiệp tốt nhất cho trẻ.

Cải thiện tình trạng trẻ chậm nói cần có một khoảng thời gian nhất định, ba mẹ cần kiên nhẫn, dạy bảo con từ từ từng bước một, không nên vội vã, gây nên áp lực cho trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo qua kinh nghiệm can thiệp của những gia đình đã từng có con chậm nói để tích lũy cho mình những thông tin cần thiết áp dụng trong trường hợp trẻ nhà mình. Bởi không có gì chân thực hơn kinh nghiệm thực tế.

Thu Uyên

Tin liên quan