Năm 2023, nhu cầu dầu thế giới có thể sẽ tăng trưởng chậm lại do áp lực lạm phát

Cập nhật: 10:04 | 15/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Tình trạng giá tăng đã khiến các nhà dự báo hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu trong năm 2022 và tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu được cho là sẽ chậm lại trong năm 2023.

Bộ Tài chính dự kiến đề xuất giảm tối đa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Giá xăng dầu hôm nay 15/6/2022: Dầu thô tiếp đà giảm

Luật Dầu khí (sửa đổi): Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tự chủ năng lượng

Hoạt động tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu thời gian qua đã phục hồi sau khi giảm sâu trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và dự kiến trong năm nay sẽ vượt các mức ghi nhận năm 2019 kể cả khi giá cả tăng cao kỷ lục.

Tuy nhiên, tình trạng giá tăng đã khiến các nhà dự báo hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu trong năm 2022 và tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu được cho là sẽ chậm lại trong năm 2023.

0349-daukhi
Ảnh minh họa

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ công bố dự báo đầu tiên về nhu cầu dầu mỏ năm 2023 trong tháng 7/2022. Trong khi đó, người phát ngôn của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cơ quan này sẽ công bố dự báo đầu tiên về nhu cầu dầu mỏ năm 2023 trong ngày 15/6. Các dự báo của OPEC và IEA sẽ là những thông tin quan trọng, có thể làm cơ sở dự báo chính sách nguồn cung của OPEC.

Một đại diện của OPEC và một nguồn thạo tin cho biết tổ chức này dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới ở mức tối đa là 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, tức là tăng khoảng 2%. Mức tăng trưởng trong năm 2022 đang được dự báo ở 3,36 triệu thùng/ngày.

Trước đó, OPEC từng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2022 là 3,28 triệu thùng/ngày trong báo cáo đưa ra hồi tháng 7/2021, sau đó nâng lên hơn 4 triệu thùng/ngày trước khi giảm xuống 3,36 triệu thùng/ngày.

Sri Lanka sẵn sàng mua dầu của Nga

Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện hôm 11/6, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho biết, nước này có thể phải mua thêm dầu từ Nga để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt được gây ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tế lớn chưa từng có.

Thủ tướng Wickremesinghe khẳng định trước tiên ông sẽ xem xét việc nhập khẩu từ các kênh phân phối khác. Tuy nhiên, Sri Lanka đã sẵn sàng với việc nhập thêm dầu thô từ Nga. Nền kinh tế quốc gia Nam Á đang rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất của bảy thập kỷ.

Thủ tướng Wickremesinghe, người cũng là Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka, cũng cho biết ông sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ tài chính nhiều hơn từ phía Trung Quốc, bất chấp các khoản nợ ngày càng tăng của quốc đảo này.

Ông Wickremesinghe nói rằng tình trạng khó khăn hiện tại của Sri Lanka là hậu quả của chính sách "tự cung tự cấp" và cuộc xung đột ở Ukraine, cộng thêm tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng có thể tiếp diễn cho đến năm 2024.

Ông Wickremesinghe cho biết, Nga cũng đã cung cấp lúa mỳ cho Sri Lanka. Bên cạnh đó, Sri Lanka cũng đang cố gắng nhập khẩu dầu và than từ các nhà cung cấp truyền thống của mình ở Trung Đông.

Các quan chức Sri Lanka đang đàm phán với các nhà cung cấp tư nhân, nhưng ông Wickremesinghe cho hay có một vấn đề họ phải đối mặt đó là "có rất nhiều dầu đang được giao dịch trên thị trường có thể có xuất xứ từ Iran hoặc Nga". Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng Hai, giá dầu toàn cầu đã tăng chóng mặt.

Linh Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm