Môi giới đất báo giá sai so với thực tế có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cập nhật: 04:04 | 02/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Tôi có nhờ dì đứng ra mua một mảnh đất ở TP HCM, dì tôi báo giá 850 triệu. Lần thứ nhất tôi đặt cọc 70 triệu, sau đó tôi giao nốt số tiền còn lại, tôi có ghi âm lại được những khoản tiền giao dịch.  

mo gioi dat bao gia sai so voi thuc te co bi truy cuu trach nhiem hinh su Mua trả góp mà không trả được tiền thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?
mo gioi dat bao gia sai so voi thuc te co bi truy cuu trach nhiem hinh su Tội trốn thuế xử lý như thế nào theo quy định của luật hình sự?
mo gioi dat bao gia sai so voi thuc te co bi truy cuu trach nhiem hinh su Quảng Ninh: Tạm giữ hình sự 9 đối tượng trộm cắp 140 tấn than

Khi tôi hỏi giấy tờ đặt cọc dì tôi nói đã mất, nhưng sự thật đã bị hủy. Sau đó tôi phát hiện dì mua miếng đất với giá chỉ là 600 triệu, hiện chủ đất còn giữ giấy tờ đặt cọc và mua bán có chữ ký của bà "cò" và ông chủ đất cùng dì tôi. Hai người này có trao đổi sẵn sàng ra làm chứng cho tôi nếu tôi khởi kiện.

Tôi có trao đổi sự việc lại với dì tôi nhưng bà ấy phủ nhận và nói số tiền đó làm giấy tờ hết 30 triệu, và số còn lại còn đưa cho người mô giới. Vậy tôi có đòi lại được số tiền đó không và bằng cách nào? Dì tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 328 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, số tiền đặt cọc của bạn mà dì bạn giao dịch thay đã được dùng để trừ vào nghĩa vụ trả tiền khi thực hiện hợp đồng mua bán đất.

Việc dì bạn ngay từ đầu đã có ý định đưa ra thông tin giá đất cao hơn so với giá thực tế mà dì mua của chủ đất là đã có ý định cho bạn tin và đưa số tiền đó. Chính vì vậy dựa trên thông tin bạn cung cấp thì dì bạn có thể phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) (được bãi bỏ)

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b)99 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Các yếu tố cấu thành tội phạm:

Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Cụ thể trường hợp của bạn là dì bạn đã chiếm số tiền hơn 200 triệu của bạn.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách gian dối. Đó là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt. Trường hợp của bạn thì dì bạn đã đưa ra thông tin sai với giá thực tế để bạn tin và giao số tiền lớn hơn giá trị thực của miếng đất, nhằm chiếm đoạt số tiền chênh lệch đó.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Trong trường hợp của bạn dì bạn hoàn toàn ý thức được được việc làm của mình là sai, vì lòng tin tưởng về mối quan hệ dì ruột và cháu bạn có thể không nghi ngờ mà sẽ trao số tiền đó cho dì thực hiện giao dịch thay mình.

Hình phạt chính:

- Khung một: (khoản 1) Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

- Khung hai: (khoản 2)Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Có tổ chức;

Có tính chất chuyên nghiệp;

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Tái phạm nguy hiểm;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

- Khung ba: (khoản 3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Khung bốn: (khoản 4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung:

- (khoản 5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, trường hợp dì bạn đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt hơn 200 triệu của bạn, do đó dì của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình dự tại khoản 3 Điều 147 với hình phạt chính là 7 năm đến 15 năm tù giam.

Hùng Dũng

Tin liên quan