Mô hình quản lý nhân sự cơ bản trong doanh nghiệp (P2)

Cập nhật: 01:00 | 12/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong xã hội ngày nay nhiệm vụ quan trọng nhất của người lãnh đạo là hướng dẫn và đào tạo nhân viên một cách hiệu quả nhất. Muốn làm được điều đó người lãnh đạo nên xây dựng và áp dụng mô hình quản lý nhân sự để sử dụng tối ưu nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định hợp lý.  

mo hinh quan ly nhan su co ban trong doanh nghiep p2 Mô hình quản lý nhân sự cơ bản trong doanh nghiệp (P1)
mo hinh quan ly nhan su co ban trong doanh nghiep p2 Nhân viên sẽ “bỏ của chạy lấy người” với những kiểu sếp nào?
mo hinh quan ly nhan su co ban trong doanh nghiep p2 Bí kíp quản lý nhân sự của Chủ tịch Tập đoàn Samsung

Mô hình “phần mềm”

Đây là những mô hình lấy yếu tố con người làm trọng tâm. Việc quản lý dựa trên nền tảng liên kết giữa nhân viên và lãnh đạo các cấp; tạo sự kết nối giá trị giữa người lao động và doanh nghiệp. Vai trò của mô hình phần mềm này cực kỳ quan trọng đối với sự vận hành bền vững của doanh nghiệp vì doanh nghiệp thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào sự cống hiến của mỗi cá nhân.

Dưới đây là một số mô hình “phần mềm”:

1. Mô hình quản lý nhân sự Harvard

Mô hình này được đề xuất bởi Beer và các cộng sự năm 1984, người lao động sẽ chịu tác động 4 yếu tố :

Chế độ làm việc

Các dòng luân chuyển nhân lực

Các hệ thống thưởng/ phạt

Các hệ thống công việc

Mô hình này lấy con người làm trọng tâm, coi trọng mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân trong một tập thể, đề cao vai trò của người lãnh đạo trong việc tạo động lực gắn kết trong đội nhóm. Nó cũng xác định một số yếu tố chính gắn với việc tạo ra sự tích hợp bên trong và bên ngoài, bao gồm nhiệm vụ, chiến lược, cơ cấu tổ chức, văn hoá, đặc tính lao động và các chính sách nhân sự.

Hiệu quả có được từ sự tích hợp giữa chính sách quản lý nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh là lợi tức, thị phần, chất lượng sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp, tính sáng tạo, năng suất lao động, đạo đức nghề nghiệp và doanh thu.

mo hinh quan ly nhan su co ban trong doanh nghiep p2
Ảnh minh họa

2. Mô hình 5Ps của Schuler

Mô hình 5Ps của Schuler ra đời năm 1992. Mô hình này đưa ra một bức tranh chi tiết về các hoạt động nhân sự diễn ra bên trong doanh nghiệp. Nó tập trung vào các mối quan hệ nội tại giữa mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và 5 hoạt động nhân sự được hình thành từ 5 từ tiếng Anh:

Philosophy – Quan điểm

Policies – Chính sách

Programs – Chương trình

Practices – Hoạt động

Process – Quy trình

Với việc xác định 5 hoạt động trên, mô hình đã chỉ ra mối tương tác phức tạp giữa các hoạt động nhân sự cần thiết để hình thành và phát triển hành vi của cá nhân và nhóm, nhằm đáp ứng các nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp.

Những nhu cầu này được thể hiện thông qua các kết quả đầu ra, tầm nhìn và mục tiêu của chiến lược kinh doanh.

Schuler cho rằng những nỗ lực nhằm thực hiện thành công quản trị nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xác định nhu cầu kinh doanh chiến lược và phân tích một cách có hệ thống tác động của những nhu cầu đó đối với 5 hoạt động quản trị nguồn nhân lực nêu trên.

Mối liên kết giữa chiến lược và hoạt động quản lý nhân sự được củng cố bằng cách khuyến khích sự tham gia của người lao động vào quá trình xác định vai trò của họ.

Hơn nữa, các nhà quản lý tham gia vào quá trình quản trị nguồn nhân lực chiến lược cần phải có khả năng phân tích và hệ thống hoá để xác định nhu cầu chiến lược và thiết kế các hoạt động nhân sự.

Quy trình quản trị nguồn nhân lực chiến lược cũng tạo cơ hội cho phòng nhân sự tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh.

3. Mô hình GROW – Một tiến trình đơn giản trong Huấn luyện và Cố vấn

GROW đại diện cho 4 khía cạnh

Goal – Mục tiêu

Reality – Hiện thực

Options (or Obstacles) – Lựa chọn (hoặc Trở ngại)

Way Forward – Tiến lên phía trước

Mô hình đầu tiên này dựa trên nguyên lý người lãnh đạo lập kế hoạch cho một lộ trình (Goal). Dựa trên lộ trình này, các thành viên trong nhóm quyết định địa điểm họ đến và xác định vị trí hiện nay của họ (Reality).

Sau đó người lãnh đạo suy nghĩ, lựa chọn giải pháp để thực hiện chuyến đi, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại họ gặp trên đường (Options/Obtacles). Sau cùng là hun đúc ý chí, người lãnh đạo cần đảm bảo cho tất cả thành viên trong nhóm đều quyết tâm thực hiện chuyến đi (Way Forward).

Mô hình huấn luyện GROW giúp người lãnh đạo đưa ra lộ trình và định hướng chính xác cho nhân viên phát triển.

Mô hình “phần cứng”

Các mô hình quản lý nhân sự dưới đây phụ thuộc vào đặc thù kinh doanh, quy mô và ngành nghề hoạt động. Đây được xem là khung sườn của doanh nghiệp trong việc vận hành cỗ máy kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, có thể chọn một mô hình quản lý thích hợp. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp có quy mô lớn và đa dạng, việc kết hợp nhiều mô hình quản lý này trong doanh nghiệp có thể mang lại hiệu quả quản lý tối ưu hơn là chỉ áp dụng một mô hình duy nhất. Đối với mỗi cấp quản lý khác nhau có thể áp dụng mô hình quản lý khác nhau.

Dưới đây là một số mô hình “phần cứng”:

1. Mô hình quản lý Ma trận

Mô hình ma trận có cấp độ báo cáo cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Trong mô hình này, mỗi nhân viên từng bộ phận có thể nằm trong những đội nhóm gồm nhiều nhân viên chức năng khác nhau khi tham gia vào dự án. Và sau khi kết thúc dự án, họ có thể tham gia vào những dự án kế tiếp với thành phần nhân sự khác nhau tùy thuộc vào tính chất dự án.

mo hinh quan ly nhan su co ban trong doanh nghiep p2

Ưu điểm của sơ đồ tổ chức ma trận này là mỗi nhân viên đều có trách nhiệm công việc không chỉ với riêng bộ phận chức năng của mình mà còn với toàn bộ dự án họ đang tham gia. Thách thức lớn nhất với mô hình này là đôi khi nhân viên nhận được 2 nhiệm vụ từ 2 người quản lý khác nhau và họ sẽ cần phải sắp xếp ưu tiên công việc một cách hợp lý để tránh bị quá tải.

2. Mô hình quản lý theo chức năng (chiều ngang)

Đây là mô hình phổ biến nhất đối với các công ty vừa và nhỏ hiện nay. Cấu trúc này là nhóm những nhân viên theo chức năng hoạt động cụ thể. Các phòng ban được phân chia và quản lý độc lập:

Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.

Chia nhỏ các công việc theo vị trí làm việc, phòng, ban, bộ phận công ty con để triển khai thực hiện.

Thiết kế mối quan hệ quản lý để đảm bảo công việc theo cách phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.

mo hinh quan ly nhan su co ban trong doanh nghiep p2

Trong mô hình này, những trưởng phòng của từng bộ phận chức năng đều báo cáo lên tổng giám đốc hoặc phó giám đốc.

Đây là cách mà doanh nghiệp tổ chức và hoạt động kinh doanh để hướng đến việc cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng cả bên trong lẫn bên ngoài.

3. Mô hình quản lý theo sản phẩm

Một mô hình phổ biến khác trong các doanh nghiệp sản xuất đó là quản lý theo loại sản phẩm cụ thể. Mỗi nhóm sản phẩm sẽ gồm nhiều nhân viên chức năng khác nhau, báo cáo cho người quản lý tổng thể mọi thứ liên quan đến sản phẩm.

mo hinh quan ly nhan su co ban trong doanh nghiep p2

Mô hình này tạo ra các quy trình hoàn toàn riêng rẽ cho từng dòng sản phẩm trong doanh nghiệp.

4. Mô hình quản lý theo địa lý, khu vực

Đối với những công ty có nhiều chi nhánh trải dài theo nhiều vùng địa lý khác nhau, thì điều tất yếu là cần phải tổ chức theo vùng. Việc này sẽ tốt hơn cho công tác hỗ trợ nhu cầu logistic và những khác biệt về nhu cầu của khách hàng theo vị trí địa lý.

mo hinh quan ly nhan su co ban trong doanh nghiep p2

Điển hình của mô hình được tổ chức theo vùng địa lý là sẽ báo cáo mọi hoạt động về cho trụ sở chính. Mô hình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trải rộng trên nhiều vùng địa lý.

Nguyễn Sinh

Tin cũ hơn
Xem thêm