Lo lắng rủi ro vì thiếu sandbox khi doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech

Cập nhật: 08:00 | 22/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech (tài chính công nghệ) lo lắng gặp phải rủi ro vì thiếu sandbox (khung pháp lý thử nghiệm).

lo lang rui ro vi thieu sandbox khi doanh nghiep khoi nghiep fintech

4 anh em Việt kiều xây dựng "Starbucks gốc Việt" trên đất Mỹ

lo lang rui ro vi thieu sandbox khi doanh nghiep khoi nghiep fintech

Gọi vốn: Hãy tâm huyết với dự án của mình

lo lang rui ro vi thieu sandbox khi doanh nghiep khoi nghiep fintech

CEO The KAfe: Gọi vốn bao lâu mới có thể xây dựng lại dự án cũ

Ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó Trưởng Ban chỉ đạo Fintech Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp start-up trong lĩnh vực Fintech là hành lang pháp lý chưa rõ ràng. Doanh nghiệp vừa làm vừa phải nghe ngóng về định hướng của cơ quan quản lý Nhà nước trong thời gian tới. Họ lo lắng về việc đầu tư, phát triển lĩnh vực này thì trong tương lai có bị ảnh hưởng gì từ quyết định của pháp lý hay không?”.

Được biết, Blockchain – Fintech ra đời như một làn sóng mới, đã thay đổi toàn diện nhận thức, tư duy của con người về giao dịch tài chính thông qua công nghệ.

Một số chuyên gia cho rằng, công nghệ Blockchain đóng vai trò giống như một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch, thúc đẩy các ngành nghề như ngân hàng, đầu tư, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, bất động sản, du lịch, khám chữa bệnh…

Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp start-up trong lĩnh vực Blockchain – Fintech đang hoang mang bởi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động này.

Anh Trần Việt Vĩnh – Giám đốc điều hành ứng dụng cho vay ngân hàng Fiin chia sẻ, các doanh nghiệp về Fintech đang “nóng lòng” muốn cập nhật thông tin về định hướng quản lý của Ngân hàng Nhà nước về lĩnh vực Fintech, những thí điểm và dự thảo trong thời gian tới áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn cập nhật định hướng của TP Hà Nội về kế hoạch phát triển Hà Nội thành Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo, với những chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.

lo lang rui ro vi thieu sandbox khi doanh nghiep khoi nghiep fintech
Lo lắng rủi ro vì thiếu sandbox khi doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech. Ảnh minh họa

Một phần nguyên do khiến cơ quan quản lý Nhà nước và ngươi dân lo ngại về công nghệ Block Chain, Fintech là do tính rủi ro của nó trong việc thanh toán, đặc biệt là sau những vụ việc gian lận liên quan đến đồng tiền ảo.

Không chỉ vậy, đẩy mạnh giải pháp “số hoá” trong ngành tài chính ngân hàng, thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính công nghệ (gọi tắt là FinTech)… là những nhiệm vụ trọng tâm nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp FinTech đang cần nhiều hơn nữa những chính sách phù hợp, để bảo vệ doanh nghiệp, thúc đẩy tính cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại nước ta.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, những giao dịch dưới 100.000 đồng vẫn được người dân thanh toán bằng tiền mặt. Chưa kể, số người trưởng thành tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng chỉ đạt khoảng 30%. 70% còn lại là những người trưởng thành ở vùng sâu, vùng xa, người dân nông thôn, người nghèo hoặc thu nhập thấp, nên ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, đem đến nhiều thách thức cho việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho biết, thói quen về sử dụng tiền mặt của người dân ở Việt Nam đang là rào cản khá lớn. Theo thống kê, có tới 60% người dân từ đủ độ tuổi mở tài khoản thì cũng chỉ có 20% là sử dụng hình thức thanh toán bằng tài khoản; còn lại 80% vẫn thanh toán bằng tiền mặt.

Hiện có khoảng 50 ngân hàng đã thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với ngành thuế, hải quan ở 63 tỉnh, thành phố cùng 768 quận, huyện trên cả nước. 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử.

Ông Trần Việt Vĩnh, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin chia sẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp rất mong muốn sự minh bạch trong thị trường tài chính công nghệ.

“Chúng tôi luôn mong mỏi các cơ quan quản lý sẽ sớm có được các khuôn khổ, các văn bản hành lang pháp lý, để cho doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong sự giám sát dưới khuôn khổ của pháp luật và được sự bảo vệ cho chính doanh nghiệp, khách hàng”, ông Vĩnh cho biết.

Hội truyền thông số Việt Nam cho biết, trong quá trình xây dựng và lấy ý kiến về Đề án Chuyển đổi số Quốc gia, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần phải giải được bài toán SandBox.

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh: “Sandbox chính là cách ứng xử của cơ quan Nhà nước đối với những công nghệ mới. Không có Sandbox chúng ta không thể ứng xử với cái mới được, vì khung pháp lý thường đi sau thực tế”.

Không chỉ tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, khung pháp lý thử nghiệm SandBox trong một thời gian, giới hạn thử nghiệm còn hạn chế được việc các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, nhưng lại đăng ký kinh doanh ở nước ngoài.

Thực tế, một số công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Blockchain ở Việt Nam, do người Việt sáng lập ra nhưng lại đăng ký kinh doanh tại Singapore. Lý do mà Singapore đang trở thành điểm dừng chân của các doanh nghiệp - cá nhân khởi nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam là vì đất nước này đang có nhiều chính sách ưu đãi.

Ví như thủ tục mở công ty đơn giản, miễn giảm thuế trong các năm đầu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài mở công ty ở Singapore, hệ sinh thái khởi nghiệp linh động với cơ chế cho phép áp dụng Khung pháp lý thử nghiệm SandBox, cơ hội gọi vốn và vươn ra thế giới dễ dàng hơn. Do đó, nếu chính sách SandBox không sớm được triển khai, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn về mặt pháp lý.

Thu Hoài

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm