Kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam tìm cách huy động hơn 2.300 tỷ đồng, tiếp sức cho kế hoạch niêm yết Singapore

Cập nhật: 16:03 | 18/05/2023 Theo dõi KTCK trên

Theo nguồn tin từ Reuters, Công ty CP VNG (UPCoM: VNZ) đang muốn huy động 100 triệu USD (khoảng hơn 2.300 tỷ đồng) trong vòng gọi vốn mới nhất và hướng đến mục tiêu là niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Singapore.

Kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam tìm cách huy động hơn 2.300 tỷ đồng, tiếp sức cho kế hoạch niêm yết Singapore
VNG – kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam (startup được định giá trên 1 tỷ USD) tiền thân là VinaGame, thành lập ngày 9/9/2004. VinaGame là thương hiệu đứng sau những trò chơi trực tuyến “vang bóng một thời” như Võ Lâm Truyền Kỳ, Boom Online, Gunny…

Cụ thể, theo hai nguồn tin của Reuters, VNZ được hậu thuẫn bởi GIC - Quỹ đầu tư quốc gia tại Singapore đang làm việc cùng Maybank về thương vụ huy động vốn sắp tới. Tuy nhiên, hiện tại, Maybank từ chối trả lời về vấn đề này.

Bên cạnh GIC, VNG còn nhận được sự ủng hộ từ đơn vị phụ trách đầu tư thuộc chính phủ Singapore - Temasek Holdings và Tập đoàn B Capital Group của nhà đồng sáng lập Facebook là Eduardo Saverin.

Các nguồn tin cũng cho biết thêm, VNG đã tiếp cận các quỹ đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư khác để tham gia vào vòng cấp vốn mới nhất. Dự kiến, vốn huy động được sẽ dùng cho mục đích mở rộng hoạt động và tiếp sức cho kế hoạch dài hạn của VNG là niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore - cả hai nguồn tin của Reuters cùng xác nhận.

Đáng nói, một trong những nguồn tin cho biết thời điểm thực hiện niêm yết sớm nhất có thể vào năm sau. Tuy nhiên, VNG cũng từ chối bình luận về thông tin này, Reuters viết.

Là một phần trong kế hoạch tăng trưởng, VNG đã thực hiện các bước đi để đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch nước ngoài từ vài năm trước. Năm 2017, VNG đã ký một thỏa thuận sơ bộ với Sàn Giao dịch Chứng khoán Nasdaq của Mỹ để tiến hành IPO, nhưng hiện chưa rõ liệu công ty này có tiến hành IPO lên sàn Nasdaq hay không.

Nhìn chung, vòng gọi vốn của VNG diễn ra trong thời kỳ các doanh nghiệp công nghệ đều “đói vốn”. Dòng vốn trở nên “ách tắc” khi các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư thận trọng hơn dưới tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô, lãi suất tăng cao và biến động khó lường của thị trường chứng khoán.

Ví dụ tháng 3 vừa qua, công ty dịch vụ thanh toán Mỹ Stripe chỉ kêu gọi được 6,5 tỷ USD trong vòng cấp vốn. Con số này là quá thấp so với kỳ vọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế thì Stripe chỉ đang được định giá ở mức 50 tỷ USD, giảm gần 50% so với mức định giá kỷ lục 95 tỷ USD của doanh nghiệp vào năm 2021.

Theo tìm hiểu, VNG – kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam (startup được định giá trên 1 tỷ USD) tiền thân là VinaGame, thành lập ngày 9/9/2004. VinaGame là thương hiệu đứng sau những trò chơi trực tuyến “vang bóng một thời” như Võ Lâm Truyền Kỳ, Boom Online, Gunny…

Năm 2009, VNG cho ra đời mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam là Zing Me, và thu hút hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên sau 10 năm vận hành. Tuy nhiên, do những điều chỉnh trong chiến lược phát triển sản phẩm, hiện nay Zing Me đã bị “khai tử” để VNG tập trung nguồn lực cho các sản phẩm mới.

Bên cạnh đó, VNG cũng được biết đến là người sáng lập nên ứng dụng nhắn tin và gọi điên miễn phí Zalo…

Sau gần 2 thập kỷ hoạt động, tháng 1/2023, VNG chính thức niêm yết trên sàn UPCoM với mã chứng khoán VNZ. Trong phiên giao dịch đầu tiên, 35,8 triệu cổ phiếu VNZ có giá tham chiếu 240.000 đồng/cp.

Hơn 1 tháng sau, cổ phiếu VNZ chứng kiến hàng loạt phiên tăng kịch biên độ, kéo thị giá lên mức lịch sử hơn 1.300.000 đồng/cp, thiết lập ngày 15/2. VNZ cũng là cổ phiếu đầu tiên trong nước chinh phục ngưỡng giá trên 1 triệu đồng/cp.

Tuy nhiên, dường như ảnh hưởng từ các đợt thoái vốn của ban lãnh đạo VNG cùng với thị trường chung hạ nhiệt, hiện cổ phiếu VNZ đã giảm về vùng giá 780.000 đồng/cp, thấp hơn một nửa so với mức đỉnh.

Bên cạnh đó, kỳ lân công nghệ Việt cũng hoạt động kém khả quan trong quý I/2023, với doanh thu tăng 11% lên 1.852 tỷ đồng; song tiếp tục lỗ ròng hơn 40 tỷ đồng, cao hơn hẳn số lỗ 16 tỷ đồng của quý I/2022.

Cổ phiếu VNZ "quay xe" giảm mạnh, lãnh đạo VNG đăng ký "thoát hàng"

Sau khi niêm yết ngày 5/1 với giá tham chiếu 240.000 đồng/cp, cổ phiếu VNZ suốt nhiều phiên không có thanh khoản. Tuy nhiên, từ ...

Fintech Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt bậc trong năm 2023

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định với những nền tảng hiện tại của hệ sinh thái startup nói riêng và ngành công ...

Hoạt động trên nhiều quốc gia, VNG (VNZ) cần thêm thời gian hoàn thành BCTC kiểm toán 2022

Công ty CP VNG (UPCoM: VNZ) vừa công bố thông tin bất thường về việc tạm hoãn công bố thông tin báo cáo tài chính ...

Thái Hà