HĐQT Vinaconex đã làm gì khiến cổ đông khởi kiện?

Cập nhật: 13:58 | 05/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Lý do khiến các cổ đông khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Vinaconex bầu HĐQT mới và việc Tòa án buộc Vinaconex dừng thực hiện nghị quyết công ty xuất phát từ việc HĐQT và TGĐ được trao quyền quá lớn, tập trung ở nhóm lợi ích, gây rủi ro cho công ty và các cổ đông khác.

hdqt vinaconex da lam gi khien co dong khoi kien Dự án nghìn tỉ Splendora là nguyên nhân nội bộ Vinaconex lục đục?
hdqt vinaconex da lam gi khien co dong khoi kien Cú sốc Vinaconex: Một biến động lớn, nghìn tỷ ‘bốc hơi’
hdqt vinaconex da lam gi khien co dong khoi kien Vinaconex “vỡ trận” - điềm được báo trước?

Hồi tháng 11/2018, nhóm cổ đông An Quý Hưng đã quyết thâu tóm Vinaconex bằng việc mua lại cổ phần của SCIC với giá “không tưởng”, gấp 2 lần giá trị sổ sách và cao hơn 56,2% giá trị đang giao dịch trên thị trường.

hdqt vinaconex da lam gi khien co dong khoi kien

Sau thoái vốn nhà nước, cơ cấu cổ đông Vinaconex thay đổi: Công ty An Quý Hưng nắm 57,71% vốn, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,3% vốn và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest nắm 7,57% vốn.

Nhóm cổ đông An Quý Hưng nắm giữ 57,7% vốn điều lệ đã yêu cầu SCIC thực hiện nghĩa vụ của bên chuyển nhượng vốn, giao lại quyền điều hành cho nhóm cổ đông mới bằng việc tổ chức họp bất thường Đại hội đồng cổ đông Công ty đã bầu lại toàn bộ 7 thành viên HĐQT và 5 thành viên Ban Kiểm soát.

Sau khi kiểm soát được HĐQT, với 5/7 thành viên là các cá nhân thuộc nhóm cổ đông mới An Quý Hưng, HĐQT đã được gia tăng quyền lực một cách nhanh chóng.

Trước đây, khi Vinaconex còn được kiểm soát bởi hai công ty Nhà nước là Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) thì Tổng giám đốc chỉ được quyết chi đến 5 tỷ đồng; Chủ tịch HĐQT được quyết định chi đến 15 tỷ đồng. Trong khi đó, theo Quy chế tổ chức hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính mới, mọi quyền bổ nhiệm cán bộ đại diện vốn thuộc cá nhân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc; cá nhân Chủ tịch được quyền quyết định mọi giao dịch tới cả ngàn tỉ đồng, Tổng Giám đốc quyết tới 500 tỉ VND mà ko cần thông qua HĐQT. Với quyền quyết định mới, các cổ đông lớn lo ngại Vinaconex đang còn khoảng trên 1000 tỷ đồng gửi tiết kiệm, chỉ cần chủ tịch “quyết” 1 món là hết ngân quỹ của công ty. Còn các thành viên HĐQT thậm chí không được biết ông chủ tịch quyết chi tiền vào đâu. Bên cạnh đó, tất cả các vị trí lãnh đạo trong Công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng đều do các đại diện của An Quý Hưng nắm giữ.

Với quyền lực tuyệt đối trong Đại hội đồng cổ đông HĐQT, Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát và kế toán trưởng, có thể nói nhóm cổ đông An Quý Hưng kiểm soát tuyệt đối đối với Vinaconex. Các cổ đông lớn lo ngại với quyền lực cực lớn cổ đông An Quý Hưng trao cho Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro cho công ty.

Theo phản ánh của Công ty Star Invest trong công văn gửi tới SCIC, từ khi HĐQT mới được bầu ra , các thành viên do An Quý Hưng cử vào đã thông qua những quyết định phục vụ lợi ích nhóm cổ đông của mình.

Trong phiên họp đầu tiên ngày 21/1/2019 của HĐQT, các thành viên từ An Quý Hưng đã đề xuất sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT và Quy chế quản lý tài chính. Theo đó, mọi quyền bổ nhiệm cán bộ đại diện vốn thuộc cá nhân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc; cá nhân Chủ tịch được quyền quyết định mọi giao dịch tới cả ngàn tỉ đồng, Tổng Giám đốc quyết tới 500 tỉ VND mà ko cần thông qua HĐQT.

Văn bản gửi SCIC của cổ đông Star Invest còn cho biết nhóm cổ đông An Quý Hưng đã thực hiện kế hoạch “rút tiền” khẩn trương ra khỏi Vinaconex, sử dụng các biện pháp để hạn chế khả năng biết và tham gia các ý kiến nhóm cổ đông Star Invest và Cường Vũ. Hàng loạt kế hoạch sử dụng vốn đã được thông qua, bất chấp sự phản đối và những cảnh báo của các thành viên còn lại về rủi ro tài chính lớn cho công ty. Chẳng hạn, quỹ đầu tư phát triển chỉ được dùng cho hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhưng lại được lãnh đạo Công ty sử dụng đầu tư chứng khoán là hoàn toàn trái với Quy chế tài chính của chính doanh nghiệp này.

Điều khiến các cổ đông lớn của Vinaconex trở nên lo lắng hơn cả là các quyết định đầu tư của HĐQT được nhóm cổ đông An Quý Hưng bật đèn xanh đã vi phạm quy định của Công ty và tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp này và rủi ro cho các cổ đông nhỏ hơn, như việc HĐQT tạm ứng cổ tức khoảng 442 tỷ đồng trong khi Công ty đang cần nguồn vốn để phát triển và phải vay ngân hàng 300 tỷ để trả khoản tiền tạm ứng cổ tức này; Quyết định sử dụng quỹ đầu tư phát triển để mua cổ phiếu quỹ lên tới 1.137,6 tỷ VND, sau đã điều chỉnh xuống 714,4 tỷ VND do Quỹ này không đủ.

Đáng lưu ý, về quyết định sử dụng hơn 700 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển để mua cổ phiếu quỹ, là hoạt động đầu tư chứng khoán, tại cuộc gặp gỡ và thông tin bất thường với cổ đông và báo chí hôm 1/4 vừa qua, ông Dương Văn Mậu, Phó TGĐ Vinaconex giải thích đây là một quyết định đầu tư tài chính, bởi khi bỏ số tiền này ra để mua cổ phiếu với giá khoảng 28 nghìn đồng/ cổ phiếu, Công ty kỳ vọng sẽ sớm bán được với giá 40 nghìn và đây là quyết định khôn ngoan hơn gửi tiền tiết kiệm. Song, ông Mậu không nêu lý do khiến ông lạc quan đến vậy cũng như trách nhiệm đối với các rủi ro nếu cổ phiếu của Vinaconex rớt giá xuống dưới giá mùa vào, và nếu khi cần vốn đầu tư phát triển mà không bán được cổ phiếu thì sao.

“Với tư cách là một cổ đông lớn, chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi về mục đích và ý nghĩa thật sự của những việc mà nhóm cổ đông An Quý Hưng cũng như của HĐQT đang làm. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì các nguồn lực tài chính của Tổng Công ty chẳng mấy chốc sẽ cạn kiệt và tương lai của Tổng Công ty, hàng chục đơn vị thành viên, hàng chục ngàn cán bộ công nhân viên sẽ đi về đâu”, đại diện công ty Star Invest chất vấn.

Đây cũng là nguyên do khiến các cổ đông khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Vinaconex bầu HĐQT mới và việc Tòa án buộc Vinaconex dừng thực hiện nghị quyết công ty. Sau khi bị TAND quận Đống Đa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCTT ngày ngày 27/3/2019 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Vinaconex đã có đơn khiếu nại và cho rằng, quyết định này của tòa có hiệu lực ngay và lập tức đình chỉ toàn bộ hoạt động của HĐQT, BKS của Vinaconex, làm đình trệ hoạt động của Công ty, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Tuy nhiên, TAND quận Đống Đa cho rằng, việc buộc Vinaconex dừng thực hiện nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 11/1/2019 cho đến khi có quyết định cuối cùng của Tòa là phù hợp với quy định của pháp luật và cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ich của người yêu cầu và các cổ đông của Vinaconex và để tránh các hậu quả có thể xảy ra gây thiệt hại cho Vinaconex và các cổ đông.

Từ căn cứ này, một lần nữa tòa xác định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCTT ngày 27/3/2019, dừng thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Vinaconex ngày 11/1/2019 về việc bầu 7 thành viên HĐQT và 5 thành viên Ban kiểm soát là có căn cứ pháp luật.

Ngày 2/4/2019 TAND quận Đống Đa đã ban hành quyết định bác đơn khiếu nại của tổng giám đốc Vinaconex. Với việc TAND quận Đống Đa bác đơn khiếu nại, giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì lập tức HĐQT và Ban kiểm soát mới được bầu ngày 11/1/2019, với các thành viên chủ yếu là người của nhóm cổ đông công ty An Quý Hưng sẽ phải dừng thực hiện quyền lực của mình tại Vinaconex. Ngày Ngày 2/4/2019 TAND quận Đống Đa đã ban hành quyết định bác đơn khiếu nại của tổng giám đốc Vinaconex. Với việc TAND quận Đống Đa bác đơn khiếu nại, giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì lập tức HĐQT và Ban kiểm soát mới được bầu ngày 11/1/2019, với các thành viên chủ yếu là người của nhóm cổ đông công ty An Quý Hưng sẽ phải dừng thực hiện quyền lực của mình tại Vinaconex.

Quân Vương

Tin liên quan