Hậu COVID-19 và bài toán hiện thực hóa cơ hội thu hút vốn FDI

Cập nhật: 10:29 | 22/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Hậu COVID-19, có thể thấy cơ hội để thu hút vốn FDI với Việt Nam đã hiện hữu. Tuy nhiên, làm thế nào để các doanh nghiệp Việt đón làn sóng này một cách hiệu quả là không hề dễ, nhất là sóng từ các ông lớn như Mỹ, châu Âu.

Cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt

Việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 đã giúp Việt Nam ghi điểm ấn tượng trong mắt của bạn bè Quốc tế. Một phần, điều này làm tiền đề để phục hồi và tái đẩy mạnh các hoạt động của nền kinh tế nhanh hơn nhiều nước trên thế giới; một phần khác, đây cũng là cơ hội để Việt Nam có thêm cơ hội để đón nhận luồng vốn đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển hiện nay.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với tình hình kiểm soát dịch bệnh đang rất khả quan như hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ “nhắm” đến Việt Nam nhiều hơn và giảm bớt đầu tư ở Trung Quốc.

Theo thống kê, trong 67% doanh nghiệp có ý định dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, 42% muốn chuyển sang Việt Nam với kế hoạch đầu tư vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai như: yYtế, trí tuệ nhân tạo, robot, big data, fintech…

Mới đây, Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) đã công bố danh sách 30 doanh nghiệp nước này được Chính phủ hỗ trợ chi phí để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào. Đáng chú ý, một nửa trong số đó đăng ký dịch chuyển sang Việt Nam gồm doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Mới đây, Tập đoàn công nghệ LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng trong khi Nikkei cho biết, trong quý II/2020, Apple sẽ sản xuất 3 - 4 triệu chiếc tai nghe AirPods tại Việt Nam, tương đương gần 1/3 tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới.

Tương tự, Foxconn (nhà cung ứng linh kiện cho Apple) đã đặt nhà máy tại Bắc Giang trong khi Panasonic Việt Nam cũng đang từng bước tiếp nhận để sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan vào đầu tháng 9 tới.

Có thể thấy, cơ hội để thu hút vốn FDI đã hiện hữu. Tuy nhiên, làm sao để các doanh nghiệp Việt đón làn sóng này một cách hiệu quả là không hề dễ, nhất là từ các ông lớn như Mỹ, châu Âu.

Theo ông Vũ Tú Thành - Phó Giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, nếu đặt tất cả các yếu tố chi phí, rủi ro, khả năng chống chịu vào Trung Quốc thì không đáp ứng được, Việt Nam theo đó trở thành mảnh đất màu mỡ, tiềm năng cho các nhà đầu tư Mỹ.

“Trong năm 2019, kim ngạch hàng hoá Mỹ nhập khẩu từ các nước châu Á đạt giá trị 31 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm 46%. Điều này cho thấy, Việt Nam đang hưởng lợi từ dòng dịch chuyển, mở rộng đầu tư, đa dạng hoá ngoài Trung Quốc”, ông Vũ Tú Thành nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, yêu cầu đặt ra là làm sao đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư bởi lẽ các doanh nghiệp Mỹ lo lắng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, nhất là vấn đề ổn định chính sách, đặc biệt là chính sách về thuế, kinh tế số... còn sơ khai và chưa nhất quán hay vấn đề điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Mỹ cũng lo ngại vấn đề hạ tầng bao gồm cả hạ tầng cứng và mềm. Do đó, Việt Nam cần khắc phục những điểm nghẽn này để thực sự thu hút được dòng đầu tư chất lượng".

TCH: Doanh số xe đầu kéo Mỹ tăng vọt nhờ đón đầu xu thế dòng vốn FDI mới

Theo thông tin mới nhất từ Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH), doanh số bán xe đầu kéo ...

Thu hút đầu tư mới: Thận trọng khi 'đón sóng' vào ngành công nghệ, điện tử

Việt Nam đang được ví như mảnh “đất lành” cho các dự án đầu tư nước ngoài, đặc biệt khi Hiệp định Thương mại tự ...

Bất động sản công nghiệp - đích đến của dòng FDI

KTCKVN - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới. Một trong những cơ ...

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm