Bất động sản công nghiệp - đích đến của dòng FDI

Cập nhật: 11:47 | 15/06/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới. Một trong những cơ hội đó dành cho bất động sản công nghiệp. 

Bất động sản công nghiệp "lên ngôi"

Theo báo cáo của Công ty CBRE về về thị trường bất động sản công nghiệp, thời gian vừa qua, thị trường Việt Nam rất sôi động với sự gia tăng yêu cầu thuê đất và nhà máy từ cả khách thuê hiện hữu lẫn khách thuê mới. Điều này cho thấy, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn nhất để trở thành một trung tâm sản xuất mới của thế giới.

bat dong san cong nghiep dich den cua dong fdi
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tiến sỹ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tìm kiếm địa điểm tại các khu công nghiệp để đầu tư kinh doanh nhà xưởng theo quy mô lớn, với quỹ đất từ 500 - 1.000 ha.

Ngoài TP. HCM và Hà Nội, các thành phố vệ tinh cũng đang được các nhà đầu tư quan tâm như Long An, Bình Dương... những nơi có vị trí thuận lợi về cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi lưu trữ và dịch vụ logistics tới các thành phố lớn.

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2020, các KCN, KKT trên cả nước thu hút được khoảng 390 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 4,3 tỷ USD. Theo đó, lũy kế nâng tổng số dự án FDI lên khoảng 9.850 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 194 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đạt trên 70%.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản công nghiệp như hiện tại là nhờ định hướng của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu; Việc xúc tiến thành lập các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm; Sự tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA); tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây và việc sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp.

Những yếu tố này đã góp phần thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài, điển hình như Samsung đã công bố đầu tư hơn 17 tỷ USD vào Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ngoài sức hấp dẫn của bất động sản công nghiệp, bất động sản công nghiệp Việt Nam cũng còn nhiều những bất cập: Hạ tầng kết nối đa phương tiện còn thiếu đồng bộ, hạ tầng nhà xưởng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, đóng góp của KCN, KKT vào GDP còn chưa tương xứng với tiềm năng,…

Quỹ đất cho các khu công nghiệp?

Một câu chuyện khác cũng được nhắc đến là quỹ đất dành cio thị trường bất động sản khu công nghiệp.

Theo báo cáo của Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ KH&ĐT, tính đến cuối tháng 3/2020, cả nước có 335 khu công nghiệp được thành lập. Tổng diện tích đất tự nhiên hiện đạt khoảng 97,8 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 66,1 nghìn ha và tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp đang hoạt động đạt khoảng 75,7%.

Thay đổi cơ chế

Cùng với làn sóng chuyển dịch đầu tư vào các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp (CCN) cũng đang được nhiều nhà phát triển bất động sản công nghiệp quan tâm. Theo đó, việc thay đổi cơ chế về pháp lý và thủ tục hành chính vẫn đang là trở ngại lớn trong quá trình này.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN.

Chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản Vũ Quang Vinh cho biết, để hiện thực hóa phương án này, Chính phủ đã đề ra các nội dung phát triển. Cụ thể, bổ sung Điều 5 quy hoạch phát triển CCN của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP thành phương án phát triển CCN. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020.

Trong đó, nêu rõ cơ sở xây dựng phương án phát triển CCN gồm: Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng phương án phát triển CCN; đánh giá những thế mạnh và khó khăn trong quá trình phát triển các CCN tại mỗi địa phương, để từ đó có thể đưa ra những phương án, kịch bản nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Trên thực tế, thời gian qua, hầu hết các CCN chưa thu hút được những nhà đầu tư lớn vào sản xuất và cũng chưa có nhiều CCN thu hút được các DN phát triển hạ tầng, chủ yếu hạ tầng các CCN đều được xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước tại các địa phương.

“Một trong những nội dung quan trong của Nghị định sửa đổi lần này là tập trung vào giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển CCN. Như vậy có thể hiểu rằng, việc thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng CCN cũng sẽ được ưu tiên trong thời gian tới”, ông Vinh nhìn nhận.

bat dong san cong nghiep dich den cua dong fdi Tin tức đầu tư dự án hạ tầng giao thông ngày 15/6/2020

KTCKVN - Tin tức đầu tư dự án hạ tầng giao thông mới nhất ngày 15/6 có những thông tin đáng chú ý sau: Cần ...

bat dong san cong nghiep dich den cua dong fdi Khối ngoại 12/6: Lực bán trở lại, VNM và nhóm bất động sản bị xả mạnh

KTCKVN - Trong phiên giao dịch ngày 12/6/2020, khối ngoại quay trở lại bán ròng gần 270 tỷ đồng. Đáng chú ý, tâm điểm bán ...

bat dong san cong nghiep dich den cua dong fdi Liên danh 3 nhà đầu tư trúng sơ tuyển dự án hơn 1.100 tỷ tại Thanh Hóa

KTCKVN - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu ...

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm