Góc nhìn chuyên gia sau quyết định hủy đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc - Nam của Bộ GTVT

Cập nhật: 16:01 | 25/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Như Báo điện tử TBCK đã đưa tin, Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Vậy, các chuyên gì nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

goc nhin chuyen gia sau quyet dinh huy dau thau quoc te cao toc bac nam cua bo gtvt

Bảng giá xe Honda Winner X 2019 tháng 9/2019 mới nhất

goc nhin chuyen gia sau quyet dinh huy dau thau quoc te cao toc bac nam cua bo gtvt

Bảng giá xe máy Honda Air Blade tháng 9/2019 mới nhất

Tính đến khả năng mạo danh doanh nghiệp Việt của nhà thầu ngoại

goc nhin chuyen gia sau quyet dinh huy dau thau quoc te cao toc bac nam cua bo gtvt
"Tôi hoan nghênh Bộ Giao thông Vận tải thay đổi hủy đấu thầu quốc tế tập trung đấu thầu rộng rãi trong nước. Tôi tin các doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân trong nước hoàn toàn có đủ điều kiện để xây dựng tốt cao tốc Bắc - Nam này", ông Lê Đăng Doanh bình luận.

Trao đổi với báo giới về quyết định bất ngờ này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc huỷ đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc - Nam phía Đông của Bộ Giao thông Vận tải thể hiện sự thay đổi chủ trương chính sách của Bộ này. Trước kia Bộ này đã đưa ra đấu thầu quốc tế để thu hút nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên không ít ý kiến thể hiện lo ngại việc nhà đầu tư Trung Quốc trúng thầu, họ nổi tiếng trong việc bỏ thầu giá thấp nhất để được tuyển, sau khi thực hiện lại đội giá lên nhiều lần.

Khẳng định quyết định này của Bộ Giao thông Vận tải là đúng đắn, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho biết, một mặt sẽ tránh được những rủi ro về nhà đầu tư nước ngoài vào làm để xảy ra hậu quả như đường sắt Cát Linh - Hà Đông, gây thiệt lớn cho nền kinh tế. Thứ hai là đảm bảo được yếu tố về an ninh quốc phòng. Nhưng quan trọng hơn cả là quyết định này tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp nội "lớn lên".

Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cũng cho rằng: "Khi làm cao tốc thì luật chơi phải rõ ràng, phải tính đến lợi ích của các bên gồm doanh nghiệp, Nhà nước và người tham gia giao thông. Các trạm thu phí, giá phí, thời gian thu phí phải tính toán để không xảy ra tình trạng như thời gian vừa qua các dự án BOT gây búc xúc dư luận, rủi ro cho doanh nghiệp và Nhà nước cũng bị thiệt hại", ông Thiên lưu ý.

Trước ý kiến lo ngại nhà đầu tư trong nước khi tham gia đầu tư cao tốc Bắc - Nam có thể bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm, góp vốn mua cổ phần, chi phối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng, cái này phải quy định rõ. Bộ Giao thông Vận tải phải đưa ra điều kiện một doanh nghiệp trong nước tham gia là thế nào; không thể có việc chỉ đội tên doanh nghiệp trong nước.

"Các doanh nghiệp Việt Nam thừa sức làm những đường cao tốc. Chúng ta cũng đã từng làm nhiều đường cao tốc rồi. Nếu anh đã biết số vốn của Việt Nam chỉ có chừng này thì phải chia nhỏ các gói thầu ra, mỗi gói thầu có giá trị ít thôi thì có cần 100% vốn Việt Nam cũng thừa. Mặc ai đó nói là tủn mủn; miễn sao có thêm nhiều doanh nghiệp nội địa tham gia đấu thầu và có thể trúng thầu", chuyên gia Đỗ Thuỵ Đằng nói.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc góp vốn mua cổ phần dẫu sao vẫn là công ty Việt Nam, là pháp nhân Việt Nam, cơ quan chính quyền Việt Nam vẫn có thể kiểm soát được một cách hiệu quả. Còn khi bị mua đứt rồi thì việc xử lý pháp nhân nước ngoài khác với pháp nhân trong nước.

Trong khi đó, ông Đỗ Thụy Đằng - chuyên gia xây dựng cho biết, vốn của các doanh nghiệp trong nước rất hạn chế. Do đó, khi chuyển sang đấu thầu trong nước, Bộ Giao thông Vận tải phải tính đến việc chia nhỏ các gói thầu ra để nhà đầu tư có thể tham gia.

Tác động của việc hủy đấu thầu quốc tế...

Ở một góc độ khác khi nhìn nhận về tác động của việc hủy đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc Nam tới môi trường kinh doanh Việt Nam, ông Nguyễn Minh Cường, Trưởng ban Chương trình quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng: "Đặt việc phát triển đường cao tốc Bắc - Nam trong bối cảnh những ưu tiên của Nhà nước cho vấn đề cơ sở hạ tầng trong việc phát triển kinh tế xã hội chưa được định hình, các nhà đầu tư sẽ không tránh khỏi bối rối".

goc nhin chuyen gia sau quyet dinh huy dau thau quoc te cao toc bac nam cua bo gtvt
Ông Nguyễn Minh Cường, Trưởng ban Chương trình quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam

Ông Cường đánh giá: "Thực ra, theo kinh nghiệm của một số quốc gia khác, đóng cửa đấu thầu cũng không phải là việc quá mới. Nhưng vấn đề quan trọng là, chúng ta đang ở trong bối cảnh luật PPP hiện nay chưa hoàn thiện".

Khi nhìn vào bức tranh phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến bức tranh tổng thể là chính. Đầu tư công của Việt Nam, kế hoạch đầu tư công của Việt Nam đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng là như thế nào. Hiện nay chúng ta cũng chưa có chính sách cụ thể, bởi vì kế hoạch đầu tư công lại phụ thuộc vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung hạn 2021 - 2025. Mà kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn đang soạn thảo, chiến lược kinh tế đến năm 2030 cũng chưa có.

Thế nên khi đặt việc phát triển đường cao tốc Bắc - Nam trong bối cảnh những ưu tiên của Nhà nước cho vấn đề cơ sở hạ tầng trong việc phát triển kinh tế xã hội chưa được định hình, các nhà đầu tư sẽ không tránh khỏi bối rối. Bởi lẽ, những ưu tiên đó chưa biết sẽ được thể hiện như thế nào trong kế hoạch đầu tư công hay ngân sách nhà nước. Ngân sách Nhà nước cũng phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội".

Chuyên gia này cho rằng, việc đường cao tốc Bắc - Nam có thể đạt được tiến độ đề ra hay không khi việc đấu thầu gián đoạn như vừa rồi phụ thuộc vào tình trạng các nguồn vốn hiện giờ. Có rất nhiều cách tiếp cận nguồn vốn. Vì thế, Chính phủ cần cân nhắc xem sử dụng nguồn vốn nào.

Từ trước đến nay do vấn đề nợ công nên Việt Nam hạn chế sử dụng các nguồn vốn có thể tác động đến nợ công và chuyển sang sử dụng các nguồn vốn thông qua hình thức PPP hoặc đấu thầu. Nhưng với bối cảnh tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao và nợ công tiếp tục được cải thiện thì việc cân nhắc lại sử dụng các nguồn vốn là cần thiết, không nên vội vàng. Nếu vội vàng sẽ ảnh hưởng đến không chỉ chất lượng vốn mà là toàn bộ quá trình phát triển của hệ thống hạ tầng Bắc - Nam.

Chuyên gia ADB nhận xét, các dự án BOT trước đây cũng gặp nhiều vấn đề lớn, cần phải lựa chọn nguồn vốn nào có khả năng xây dựng đường cao tốc chất lượng. Chất lượng không có nghĩa là chất lượng về mặt kỹ thuật, mà con đường phải thông suốt. Nếu cứ đi một đoạn lại gặp trạm thu phí thì cũng không thể cao tốc được mà phải áp dụng thu phí không dừng. Toàn bộ những điều đó đều cần phải cân nhắc kỹ.

8 dự án xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 theo hình đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT, gồm: Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Đồng Nai.

Dự kiến tổng mức đầu tư 8 dự án này 104.070 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư Nhà nước 40.360 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng, tái định cư.

goc nhin chuyen gia sau quyet dinh huy dau thau quoc te cao toc bac nam cua bo gtvt Khởi công cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn trong tháng 10/2019

TBCKVN - "Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn (Nam Định - Ninh Bình) sẽ khởi công trong tháng 10/2019" chính là chỉ đạo của Thủ tướng ...

goc nhin chuyen gia sau quyet dinh huy dau thau quoc te cao toc bac nam cua bo gtvt Tin mới nhất về dự án đầu tư cao tốc Bắc - Nam

TBCKVN - Theo kế hoạch, tháng 3/2020, Bộ GTVT sẽ công khai kết quả đấu thầu và thực hiện ký kết hợp đồng dự án trong ...

goc nhin chuyen gia sau quyet dinh huy dau thau quoc te cao toc bac nam cua bo gtvt Chậm GPMB, cao tốc 12 ngàn tỷ chưa rõ thời điểm thông xe

TBCKVN - Cao tốc La Sơn – Túy Loan dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng quý 3/2019 nhưng hiện vẫn ngổn ngang.

Văn Thắng