Giải pháp nào cho thép xuất khẩu Việt Nam trong cuộc chiến phòng vệ thương mại?

Cập nhật: 14:04 | 09/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Để hạn chế các vụ áp thuế phòng vệ thương mại đối với thép xuất khẩu của Việt Nam, doanh nghiệp trước khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường ngoại cần nghiên cứu kỹ quy định về chống bán phá giá và các quy định về phòng vệ thương mại tại đó; không nên xuất khẩu ồ ạt và bán với giá thành thấp... Điều này có tác dụng không tốt đến chính các dòng sản phẩm xuất khẩu trong nước.

giai phap nao cho thep xuat khau viet nam trong cuoc chien phong ve thuong mai

Giá thép sẽ tăng trước những biến động thị trường?

giai phap nao cho thep xuat khau viet nam trong cuoc chien phong ve thuong mai

7 tháng đầu năm, thép Hòa Phát cung cấp cho thị trường gần 1,6 triêu tấn

Năm 2018, sản lượng thép thô của thế giới tiếp tục tăng lên hơn 1,8 tỷ tấn, tăng 26,1% so với năm trước. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ lần lượt là 4 quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới, theo số liệu của Hiệp hội Thép thế giới.

Với sản lượng 14,1 triệu tấn thép thô, Việt Nam đứng thứ 17.

Chính vì sự phát triển này, thời gian qua, thép xuất khẩu của Việt Nam đã được nhiều quốc gia chú ý nhiều hơn. Một trong những tiêu chí cơ bản và tiên quyết vấn là chất lượng và giá thành.

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép không gỉ xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam.

Theo đó, DGTR xác định có tồn tại trợ cấp mang lại lợi ích cho nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc và trợ cấp này gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước Ấn Độ.

DGTR quyết định biên độ trợ cấp với các nhà sản xuất/xuất khẩu ống thép của Việt Nam là 0% - 11,96% (trong đó có 2 công ty có biên độ trợ cấp là 0%); của Trung Quốc là 21,74%-29,88%. Thời hạn DGTR kiến nghị áp thuế chống trợ cấp với các biên độ kéo dài đến 5 năm.

giai phap nao cho thep xuat khau viet nam trong cuoc chien phong ve thuong mai

Trước đó, Hiệp hội sản xuất ống thép không gỉ và một số công ty sản xuất của Ấn Độ đã gửi đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với ống thép không gỉ gồm các mã HS: 73061100; 73062100; 73064000; 73066100 và 73066900 xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.

Thời kỳ điều tra về trợ cấp được DGTR xác định từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018, trong khi giai đoạn thiệt hại được tính từ 2014 - 2017, kể cả thời kỳ điều tra trợ cấp.

Nguyên đơn cáo buộc rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu hàng hoá bị điều tra đã được nhận các khoản trợ cấp có thể đối kháng (ưu đãi thuế, miễn giảm thuế, ưu đãi khoản vay, hỗ trợ xuất khẩu…) từ Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ.

Như vậy, nếu tính riêng lĩnh vực thép, đây là vụ kiện thứ ba liên quan đến sản phẩm thép các loại xuất khẩu của Việt Nam tính từ đầu năm đến nay bị các nước trong và ngoài khu vực khởi kiện, trong đó Ấn Độ kiện 2/3 vụ.

Về phía Việt Nam, ngày 25/7 vừa qua, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Ấn Độ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ của Việt Nam.

Bà Hằng cho biết, Việt Nam luôn thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho rằng, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ nói chung, quan hệ kinh tế - thương mại giữa 2 nước nói riêng vẫn đang phát triển tốt đẹp.

“Các vấn đề thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng, phù hợp với các quy định của WTO, các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương mà hai nước cùng tham gia, bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng hai nước”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Doanh nghiệp thép cần làm gì để đối phó với phòng vệ thương mại?

giai phap nao cho thep xuat khau viet nam trong cuoc chien phong ve thuong mai

Tính đến trung tuần tháng 7/2019, Việt Nam đang phải đối mặt với gần 200 vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại có liên quan tới hàng xuất khẩu. Các vụ việc phần lớn có liên quan tới các đối tác là thị trường xuất khẩu lớn như: Ấn Độ, Hoa Kỳ, EU… Gần đây, có sự xuất hiện của một số thị trường mới của ASEAN.

Nếu như trước kia chỉ có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, giá trị cao như thép, thủy sản mới bị điều tra, thì hiện nay nhiều mặt hàng kim ngạch xuất khẩu nhỏ cũng nằm trong diện điều tra, có nguy cơ bị áp thuế.

Bên cạnh đó, điều kiện điều tra, quy tắc cũng khắt khe hơn trước trong việc tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, mức áp thuế.

Theo kết quả điều tra của Bộ Thương mại Mỹ, từ tháng 2/2015 đến tháng 4/2019, lượng xuất khẩu thép không gỉ và thép cán nguội từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng tương ứng 332% và 916% so với cùng kỳ trước đó. Sau đó, Bộ Thương mại Mỹ đã phân tích và kết luận, các sản phẩm thép “made in Vietnam” được sản xuất bằng thép chất nền có xuất xứ Đài Loan hoặc Hàn Quốc đã né tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp của Mỹ.

Có thể nói, việc áp thuế từ phòng vệ thương mại đã khiến doanh nghiệp Việt phải chịu nhiều sức ép của thị trường xuất khẩu. Cùng với đó là hàng loạt hệ lụy không nhỏ về tài chính cho ngành thép Việt.

Theo ông Trung, việc nhiều nước áp thuế chống bán phá giá với các sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam đã có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất tôn thép Nam Á. Nhiều nhà máy thép Nam Á bị hạn chế xuất khẩu đi các nước châu Âu, Mỹ và cả khu vực Đông Nam Á. Trong khi ở Việt Nam, hàng Trung Quốc lại nhập khẩu ồ ạt vào với số lượng lớn.Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tôn Đông Á cho biết, trước đây, sản phẩm thép mạ của Việt Nam được xuất khẩu nhiều qua các nước, trong đó có xuất khẩu đi Mỹ và châu Âu. Mỹ áp thuế như vậy rồi tiếp tục xây dựng chính sách không cho phép Việt Nam sử dụng nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

“Các doanh nghiệp thép nói chung và tôn Đông Á nói riêng đang phải chịu nhiều sức ép do việc áp thuế từ các nước. Mặc dù đi vào thị trường chất lượng nhưng cũng bị tác động và ảnh hưởng bởi những mặt hàng chất lượng thấp. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần có phương án, chiến lược riêng để ứng phó trong tình hình hiện nay. Rất có thể tình hình này sẽ kéo dài thêm một vài năm nữa bởi xu thế chiến tranh thương mại vẫn chưa có dấu hiệu ngã ngũ và đang có nhiều diễn biến phức tạp”, ông Nguyễn Thanh Trung chia sẻ.

giai phap nao cho thep xuat khau viet nam trong cuoc chien phong ve thuong mai

Trước bối cảnh tình hình áp thuế phòng vệ thương mại đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước, đặc biệt là tại thị trường Hoa Kỳ, luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho hay, động thái này của Mỹ và các cơ quan chức năng Mỹ xuất phát từ việc bị áp lực từ các nhà sản xuất ở Mỹ khi họ thấy lượng nhập khẩu thép từ Việt Nam vào Mỹ tăng đột biến và theo cơ chế phòng vệ thương mại của từng quốc gia trong đó có Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ có quyền tiến hành điều tra và áp mức thuế vào các mặt hàng thép nhập khẩu từ Việt Nam để bảo vệ nhà sản xuất trong nước. Điều này theo luật của Hoa Kỳ và hoàn toàn được phép, vì mỗi quốc gia, mỗi nước đều xây dựng cơ chế phòng vệ thương mại riêng.

Rõ ràng nếu Mỹ áp dụng một mức thuế cao như thế đối với nhà nhập khẩu Việt Nam thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng thép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Khi thuế tăng sẽ dẫn đến giá của các mặt hàng tăng và làm giảm cầu của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, chắc chắn động thái này sẽ tác động nhất định đến các nhà xuất khẩu thép từ Việt Nam.

“Để hạn chế các vụ áp thuế phòng vệ thương mại, doanh nghiệp trước khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ cần nghiên cứu kỹ quy định về chống bán phá giá và các quy định về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ. Đồng thời phải làm việc với các đơn vị tư vấn của Hoa Kỳ để họ tham vấn ý kiến. Cùng với đó, không nên xuất khẩu ồ ạt vào thị trường Hoa Kỳ và bán với giá thành thấp, bởi ngay lập tức các nhà sản xuất Hoa Kỳ sẽ phản ứng và dùng các lobby chính sách để yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ phải bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Trước khi xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cần thông qua hiệp hội ngành hàng để tìm hiểu kỹ, thay vì mỗi doanh nghiệp xuất khẩu một cách ồ ạt thì nên đề ra chiến lược xuất khẩu để các doanh nghiệp Hoa kỳ không thể vin vào cớ hàng hóa xuất khẩu tăng đột biến để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc các biện pháp phòng vệ thương mại khác”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà khuyến cáo.

Đó cũng là những giải pháp cho doanh nghiệp thép Việt đối với thị trường Ấn Độ.

giai phap nao cho thep xuat khau viet nam trong cuoc chien phong ve thuong mai Doanh nghiệp vận tải biển: Đằng sau những tàu vận tải "già nua"

TBCKVN - Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp khắc phục khó khăn và hỗ trợ ...

giai phap nao cho thep xuat khau viet nam trong cuoc chien phong ve thuong mai Mua cổ phần doanh nghiệp Nhà nước để "nhắm" quỹ đất vàng...

TBCKVN - Một trong những mục tiêu đầu tiên của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là đảm bảo lợi ích cao nhất ...

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm