Giá xăng dầu tăng quá cao: Thiệt hại đến đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thế giới

Cập nhật: 10:01 | 03/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá xăng dầu tăng cao sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho các nước sản xuất và chế biến dầu thô. Nhưng các chuyên gia còn cảnh báo hóa đơn tiền điện trong các tháng tới sẽ tăng vọt vì chi phí đầu vào nhảy vọt khiến người dân lo lắng.

Doanh nghiệp FDI chiếm 70% giá trị xuất nhập khẩu

Bảng giá xe Vespa 2021 mới nhất tháng 11/2021

Giá xăng dầu hôm nay 3/11/2021: Quay đầu tăng trên thị trường thế giới

Giá dầu lên 110 USD/thùng, khủng hoảng kinh tế bắt đầu

Nguồn cung bị thắt chặt, trong khi nhu cầu phục hồi mạnh mẽ đã giúp giá dầu thô thế giới tăng lên mức đỉnh nhiều năm, đảo ngược hoàn toàn so với mức giá âm hồi năm ngoái. Tuần trước, có thời điểm giá dầu Brent giao sau đạt mức 86,6 USD/thùng.

Theo Goldman Sachs, nhu cầu tiếp tục bật tăng có thể kéo giá dầu Brent vượt dự báo của ngân hàng này. Trước đó, Goldman Sachs cho biết giá dầu Brent có thể chạm ngưỡng 90 USD/thùng vào cuối năm nay.

"Mặc dù không phải là kịch bản khả thi nhất, chúng tôi vẫn tin giá dầu Brent có nguy cơ phá thủng mốc 90 USD/thùng mà chúng tôi dự đoán trước đó nếu cầu tiếp tục phục hồi", Goldman Sachs nhấn mạnh.

0011-giaxangdautangcao
Ảnh minh họa

"Chưa kể, giá dầu cần phải tăng 110 USD/thùng để kìm hãm nhu cầu và cân bằng thị trường, vì chúng tôi nhận thấy thế giới sẽ bị thâm hụt nguồn cung cho đến quý I năm tới do OPEC+ chỉ dự kiến bơm thêm 0,4 triệu thùng/ngày mỗi tháng", Goldman Sachs cảnh báo.

Nếu giá dầu leo thang như dự báo của Goldman Sachs, giá xăng cũng sẽ không ngừng tăng, vì giá dầu hiện quyết định ít nhất một nửa giá của 1 gallon xăng.

Trên toàn cầu, giá nhiên liệu hóa thạch vốn đã tăng chóng mặt từ đầu năm, khiến người tiêu dùng khốn đốn nên khi xu hướng này tiếp diễn, nền kinh tế thế giới có thể phải hứng chịu một cơn ác mộng tồi tệ khác.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng vì giá cả leo thang

Các công ty logistics tại Việt Nam, đơn cử như Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Tân Nam Chinh của ông Vũ Trọng Tuệ, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Sau nhiều tháng dịch bệnh, đến cuối tháng 10, doanh nghiệp này chật vật lắm mới khôi phục 70% lượng xe, lái xe chạy hàng thì gặp phải cú sốc tăng giá xăng dầu.

"Chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30 - 35% cơ cấu giá thành vận tải. Giá xăng dầu tăng buộc chúng tôi phải điều chỉnh bảng giá mới cân bằng được chi phí và lợi nhuận. Chưa kể, doanh nghiệp logistics vẫn đang cõng thêm nhiều chi phí phát sinh như xét nghiệm, bến bãi, hỗ trợ nhân viên", ông Tuệ cho hay.

Một số khác, đơn cử như trường hợp của một công ty logistics ở Thanh Đảo (Trung Quốc), lại từ chối các đơn hàng mới hoặc những chuyến hàng đường dài vì giá xăng quá cao, theo Global Times.

Tương tự đối với các tài xế xe tải, giá nhiên liệu đắt đỏ còn ăn mòn vào lợi nhuận của nhiều hãng hàng không và vận tải biển, dù các đơn vị vận chuyển này đang hối hả giao hàng cho kịp mùa mua sắm cuối năm nay.

Trong năm 2021, giá nhiên liệu máy bay hiện đã tăng khoảng 70% và vượt mức trước đại dịch. Do các lệnh hạn chế di chuyển, các hãng hàng không hiện chủ yếu phụ thuộc vào việc vận chuyển hàng hóa để vượt qua thời điểm eo hẹp.

Giá cả tăng cao, người tiêu dùng chịu thiệt

Chịu ảnh hưởng trực tiếp khi giá nhiên liệu hóa thạch phi mã, người tiêu dùng trên khắp thế giới cũng đang phải đổ xăng xe với mức giá cao hơn. Các chuyên gia còn cảnh báo hóa đơn tiền điện trong các tháng tới sẽ tăng vọt vì chi phí đầu vào nhảy vọt.

Chưa kể, các công ty chế tạo đang phải trả nhiều tiền hơn cho vật tư, nguyên liệu thô và lao động. Cộng thêm cước phí vận chuyển đắt đỏ, biên lợi nhuận sụt giảm, buộc lòng doanh nghiệp phải nâng giá thành phẩm từ thực phẩm, bàn chải đánh răng, cây thông Noel đến bánh kẹo, đồ chơi,…. Cuối cùng, khách hàng vẫn là người chịu thiệt.

Lương thực là mặt hàng cho thấy tác động rõ ràng nhất của cú sốc giá nhiên liệu. Hiện tại, giá lương thực thế giới đã chạm mức đỉnh hơn một thập kỷ và gây ra áp lực lạm phát rất lớn.

Ngoài chi phí vận chuyển vật tư và nông sản, ngành nông nghiệp còn dựa vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất phân bón. Điều đó chứng tỏ chi phí trồng trọt cao hơn sẽ được sang tay cho người tiêu dùng dưới dạng giá thực phẩm.

Nền kinh tế toàn cầu chỉ vừa khởi sắc từ đại dịch COVID-19. Nếu giá cả tiếp tục leo thang và lạm phát tăng nhanh, triển vọng phục hồi sẽ ngày càng mờ ảo hơn.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm