Giá xăng dầu hôm nay 8/11/2021: Một tuần đầy biến động mạnh

Cập nhật: 06:43 | 08/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Tuần qua, giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm mạnh khi thị trường ghi nhận thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí ở châu Âu cũng được kỳ vọng sẽ được hạ nhiệt khi Nga đã có những thông điệp rõ ràng về việc sẽ tăng nguồn cung, qua đó góp phần hạ nhiệt nhu cầu dầu thô cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và khiến giá dầu đi xuống.

Giá xăng dầu hôm nay 6/11/2021: Dầu Brent ở mức 81,3 USD

Giá xăng dầu hôm nay 5/11/2021: Giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 3/11/2021: Quay đầu tăng trên thị trường thế giới

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 1/11 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 đứng ở mức 83,12 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 83,47 USD/thùng.

Một chút lo ngại về khả năng tăng sản lượng của OPEC+ đã khiến giá dầu ngày 2/11 quay đầu tăng mạnh.

Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất của OPEC, vẫn tỏ thái độ cứng rắn về việc thực thi chính sách sản lượng của OPEC+, bất chấp sức ép từ Mỹ và các quốc gia tiêu thụ dầu dầu thô hàng đầu đối với OPEC+ để tăng sản lượng khai thác.

Theo Bloomberg, những quan ngại về việc giá dầu tăng cao có liên quan đến tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putun về khả năng giá dầu thô lên mức 100 USD/thùng.

4226-giaxangdau811
Giá xăng dầu tuần qua biến động mạnh trên thế giới (Ảnh minh họa)

Tính đến đầu giờ sáng ngày 2/11, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 đứng ở mức 84,09 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 84,72 USD/thùng.

Tuy nhiên, ngay trong phiên giao dịch ngày 3/11, khi thị trường ghi nhận loạt dữ liệu kinh tế tiêu cực từ Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, giá dầu thế giới đã quay đầu giảm mạnh.

Dữ liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý III/2021 đã giảm mạnh hơn dự kiến bởi các động lực dâng dần yếu đi, và đặc biệt là tình trạng thiếu hụt năng lượng đã tạo nhiều tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất. Cụ thể, GDP quý III/2021 của Trung Quốc chỉ đạt 4,9% so với cùng kỳ 2020, thấp hơn nhiều mức tăng 7,9% của quý II/2021.

Áp lực giảm giá tiếp tục gia tăng khi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ tăng được phát đi. Cụ thể, theo thông tin được Edward Moya, chuyên gia phân tích cấp cao của công ty môi giới OANDA (Mỹ) đưa ra thì dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 3,6 triệu thùng trong tuần trước, theo Viện Xăng dầu Mỹ (API) và là tuần tăng thứ 6 liên.

Thị trường dầu thô xuất hiệu nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất dầu đang đẩy mạnh đầu tư để tăng sản lượng khai thác khi giá dầu thô treo ở mức cao. Tập đoàn Năng lượng BP (Anh) ngày 2/11 cho biết sẽ tăng đầu tư vào mảng dầu đá phiếu Mỹ lên 1,5 tỷ USD trong năm 2022, cao hơn nhiều con số 1 tỷ USD của năm 2021.

Tính đến đầu giờ sáng ngày 4/11, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 đứng ở mức 80,35 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 81,60 USD/thùng.

Đà giảm của giá dầu chỉ bị chặn lại khi OPEC+ bày tỏ quan điểm cứng rắn về chính sách sản lượng bất chấp sức ép từ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…

Sau cuộc họp của khối, OPEC+ tái khẳng định quyết định điều chỉnh tổng sản lượng khai tháng mỗi tháng thêm 400.000 thùng/ngày từ tháng 12/2021, bất chấp sức ép từ Mỹ và nhiều quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhằm hạ nhiệt giá dầu.

Kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cao khi các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng mùa mua sắm ở các nước châu Âu và Mỹ cũng là tác nhân hỗ trợ giá dầu ngày 4/7 đi lên.

Phát biểu sau cuộc họp của OPEC+ ngày 4/11, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cho biết OPEC+ không muốn tăng sản lượng nhanh hơn vì lo ngại sự phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ lại gặp trở ngại nếu Covid-19 tái bùng phát ở nhiều quốc gia.

Theo Bộ trưởng Abdulaziz, lượng dầu tồn kho trên toàn cầu sẽ tăng mạnh vào cuối năm 2021, đầu 2022 do nhu cầu tiêu thụ tăng chậm lại.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 81,17 USD/thùng, tăng 2,36 USD/thùng trong phiên, trong khi giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 82,39 USD/thùng, tăng 1,85 USD/thùng.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 26/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 1.427 đồng/lít

23.110 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 1.459 đồng/lít

24.338 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 1.171 đồng/lít

18.716 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 1.015 đồng/lít

17.637 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 113 đồng/kg

17.210 đồng/kg

Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 16h ngày 26/10.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm