Giá xăng dầu hôm nay 3/7/2021: Xu hướng tăng mạnh

Cập nhật: 06:37 | 03/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h10 ngày 3/7 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới có xu hướng tăng mạnh khi các nguồn tin được phát đi trước thềm cuộc họp của OPEC+ cho thấy, OPEC+ sẽ tiếp tục gia hạn thoả thuận hạn chế nguồn cung cho tới tháng 4/2022 tuỳ theo diễn biến của thị trường.

Hội đồng bộ trưởng khuyên OPEC+ tăng dần sản lượng trong 6 tháng cuối năm 2021

Giá xăng dầu hôm nay 2/7/2021: Giảm nhẹ chờ tín hiệu từ OPEC+

Giá xăng dầu hôm nay 1/7/2021: Giá dầu tiếp đà kéo dài

Tính đến đầu giờ sáng ngày 3/7 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2021 đứng ở mức 75,09 USD/thùng, giảm 0,14 USD/thùng trong phiên. Nhưng nếu so với cùng thời điểm ngày 2/7, giá dầu WTI giao tháng 8/2021 đã tăng tới 1,6 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 75,66 USD/thùng, giảm 0,18 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng 1,07 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 2/7.

3525-giaxangdau37
Giá xăng dầu hôm nay có xu hướng giảm tại phiên sáng (Ảnh minh họa)

Giá dầu có xu hướng tăng mạnh khi các nguồn tin được phát đi trước thềm cuộc họp của OPEC+ cho thấy, OPEC+ sẽ tiếp tục gia hạn thoả thuận hạn chế nguồn cung cho tới tháng 4/2022 tuỳ theo diễn biến của thị trường.

Còn theo một số nhà phân tích, khi mà các yếu tố rủi ro về thị trường như dịch bệnh, căng thẳng địa chính trị tại nhiều khu vực có chiều hướng gia tăng… OPEC+ sẽ chưa vội tăng sản lượng khai thác trong tháng 8/2021.

Trong diễn biến mới nhất, Hãng tin Reuters đã dẫn một báo cáo nội bộ của OPEC cho biết thị trường dầu thô có nguy cơ trở lại trạng thái cung vượt cầu nếu OPEC+ đưa thoả thuận cắt giảm sản lượng xuống 6 triệu thùng/ngày đến tháng 4/2022. Và điều này đang khiến giá dầu hôm nay có chiều hướng biến động nhẹ trên đỉnh 3 năm trước khi OPEC+ đưa ra phán quyết cuối cùng về sản lượng khai thác của các nước thành viên.

Ngoài ra, đồng USD mạnh lên trong những phiên giao dịch cũng khiến giá dầu hôm nay giảm nhẹ.

Trong khi chờ OPEC+ đưa ra quyết định, các kịch bản xung quanh câu chuyện này cũng đã được giới phân tích đặt ra. Theo đó, nếu OPEC+ duy trì mức sản lượng hiện tại, khiến giá dầu tăng, các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ mở rộng sản xuất. Còn nếu OPEC+ tăng nguồn cung để giữ giá dầu ở mức thấp, nhiều khả năng Mỹ sẽ đi đến một thoả thuận hạt nhân với Iran và điều này có thể khiến nguồn cung dầu trên thị trường tăng thêm 1,5 triệu thùng/ngày.

Một nghiên cứu của RBC mới đây cho thấy, mức hoà vốn của Saudi Arabia đối với hoạt động khai thác dầu thô là 77 USD/thùng, trong khi con số này của Nga là 72 USD/thùng, của UAE là 65 USD/thùng. Còn nếu tính chung của tất cả các nước sản xuất dầu thì giá hoà vốn là 93 USD/thùng (mức giá đã bao gồm mức giá hoà vốn 300 USD/thùng của Venezuela).

Sau cuộc họp trực tuyến thường kỳ ngày 1/4, OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng thêm 350.000 thùng/ngày vào tháng 5, thêm 350.000 thùng/ngày nữa vào tháng 6 và thêm lên 400.000 thùng/ngày vào tháng 7.

Cùng với đó, Saudi Arabia, quốc gia đã tự nguyện cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày, cũng thông báo sẽ điều chỉnh giảm dần mức cắt giảm sản lượng tự nguyện này. Cụ thể, Saudi Arabia sẽ nâng sản lượng dầu hàng ngày từ mức hiện tại thêm 250 ngàn thùng trong tháng 5, 350 ngàn thùng trong tháng 6 và 400 ngàn thùng trong tháng 7/2021.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 26/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+712 đồng/lít

19.760 đồng/lít

Xăng RON95-III

+752 đồng/lít

20.916 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+671 đồng/lít

16.119 đồng/lít

Dầu hỏa

+639 đồng/lít

15.051 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+495 đồng/kg

15.449 đồng/kg

Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 26/6.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm