Giá xăng dầu hôm nay 19/10/2021: Dầu Brent vượt mức 85 USD

Cập nhật: 06:35 | 19/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h10 ngày 19/10 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu trên thế giới tăng mạnh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí diễn ra nghiêm trọng hơn ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc… đẩy giá nhiên liệu như giá khí, giá than tăng cao.

Giá xăng dầu sẽ còn tăng trong vài năm do thiếu nguồn cung trầm trọng

Giá xăng dầu hôm nay 18/10/2021: Khó cản được đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/10/2021: Tiếp tục tăng trong phiên giao dịch cuối tuần

Tính đến đầu giờ sáng ngày 19/10 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 đứng ở mức 83,14 USD/thùng, tăng 0,86 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2021 đứng ở mức 85,31 USD/thùng, tăng 0,45 USD/thùng.

Giá dầu tăng mạnh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí diễn ra nghiêm trọng hơn ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc… đẩy giá nhiên liệu như giá khí, giá than tăng cao. Điều này đã thúc đẩy các nhà sản xuất năng lượng đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi sang sử dụng dầu.

3410-giaxangdau1910
Giá xăng dầu thế giới duy trì đà tăng mạnh tại phiên sáng (Ảnh minh họa)

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã lệnh cho các doanh nghiệp điện nước này phải cung ứng đủ điện cho mùa đông bằng mọi giá. Nước này cũng lệnh cho các mỏ than tăng sản lượng khai thác. Tuy nhiên, với giá than tăng phi mã, liên tục lập kỷ lục, nhiều nhà máy điện đã sử dụng dầu để thay thế.

Các dữ liệu kinh tế được phát đi gần đây cho thấy mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại nhưng vẫn giữ được mức dương, có nghĩa nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô cho các nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá vẫn đang duy trì đà tăng.

Nhu cầu năng lượng thậm chí còn được dự báo sẽ tăng mạnh hơn nhờ nỗ lực mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất được đẩy mạnh và mùa đông đến.

Theo giới phân tích, với việc Mỹ cũng đang dần bước vào mùa đông nên nhu cầu ở nước ngoài tăng đồng nghĩa các nhà máy lọc dầu của nước này sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn để mua được hàng. Trong khi đó, cơn bão Ida - siêu bão mạnh nhất trong 170 năm qua - đổ bộ vào Mỹ hồi tháng 8 đã khiến nguồn cung trong nước mất 30 triệu thùng dầu. Một số giàn khoan dự kiến sẽ chỉ hoạt động trở lại được vào năm sau.

Ở chiều hướng ngược lại, mặc dù giá dầu thô đang ở mức cao, nhu cầu thị trường cũng không ngừng gia tăng nhưng nguồn cung dầu thì vẫn chậm được cải thiện, kéo theo đó là tình trạng cầu vượt cung. Và đây được xem là nguyên nhân căn bản thúc đẩy giá dầu thô tăng giá liên tiếp thời gian gần đây.

Giá dầu hôm nay cũng được thúc đẩy mạnh khi việc xả kho dự trữ chiến lược được thực hiện một cách rất hạn chế và cũng là có hạn, không đủ bù đắp sự thiếu hụt của các nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang lan sang thị trường dầu mỏ. Ngày 15/10, giá dầu Brent tăng cao tới 85,05 USD/thùng, một mức giá mà hầu như không ai tưởng tượng khi chỉ cách đây 18 tháng, đại dịch COVID-19 vừa mới tấn công ngành công nghiệp dầu mỏ và khiến nhu cầu lao dốc nghiêm trọng.

Bây giờ, nhu cầu dầu thô đang phục hồi mạnh mẽ từ nhiên liệu đường bộ đến vận tải hàng hóa, ngay cả ngành hàng không từng bị vùi dập trong đại dịch cũng đang cho thấy dấu hiệu hồi sinh.

Số lượng chuyến bay tại châu Âu đã phục hồi khoảng 75% so với mức bình thường. Các công ty hàng không từ United Airlines đến EasyJet đã và đang tăng cường công suất bay sau khi Mỹ nới lỏng quy định đi lại và chương trình tiêm chủng của châu Âu giúp số ca dương tính duy trì ở mức thấp.

Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu giao dịch tương đương giá dầu thô ở mức 190 USD/thùng, các nhà phân tích cùng tin rằng nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ tăng thêm 0,5 điểm % khi doanh nghiệp tại lục địa già gấp rút thu mua nhiêu liệu thay thế khí đốt, từ dầu diesel đến xăng xe và dầu thô.

Đối với những người ngoài cuộc, sự thay đổi này có vẻ khá khiêm tốn. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một chuyển biến lớn. Mức tăng nhu cầu như vậy sẽ vượt qua sản lượng bổ sung (khoảng 400.000 thùng/ngày) mà liên minh dầu mỏ OPEC+ muốn bơm ra thị trường.

Hai nhà phân tích Amrita Sen và Kit Haines của Energy Aspects nhận định: "Trong bối cảnh tồn kho dầu thô ở mức thấp, biên lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu tăng cao và công suất dư thừa nhanh chóng hao hụt thì chỉ khi nhu cầu tạm ngừng phục hồi mới có thể giữ cho giá dầu thô không nhảy vọt trong mùa đông tới".

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 11/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 967 đồng/lít

21.683 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 934 đồng/lít

22.879 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 959 đồng/lít

17.545 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 979 đồng/lít

16.622 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 517 đồng/lít

17.097 đồng/lít

Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 11/10.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm