Giá xăng dầu hôm nay 18/7/2023: Đảo chiều lao dốc

Cập nhật: 05:35 | 18/07/2023 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 5h20 ngày 18/7 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu trên thế giới giảm nhẹ sau khi các nhà đầu tư bán chốt lời trong phiên giao dịch cuối tuần.

Giá xăng dầu hôm nay 15/7/2023: Tiếp tục lên dốc

Giá xăng dầu hôm nay 17/7/2023: Khởi sắc đầu tuần

Cụ thể, giá dầu WTI của Mỹ mất 49 cent về 74,93 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu mất 54 cent về 79,33 USD/thùng. Thông tin về khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất vào cuộc họp cuối tháng này đang kéo giá dầu trượt dốc. Nếu lãi suất tiếp tục tăng cao hơn, tăng trưởng kinh tế chậm lại và kéo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng giảm theo.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tuần qua, giá dầu thế giới khá biến động. Trong 5 phiên giao dịch của tuần, giá dầu giảm 2 phiên và tăng liên tiếp 3 phiên. Dù leo dốc trong tuần qua nhưng giá dầu đã mở đầu tuần bằng sự suy giảm nhẹ. Ở phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá của dầu WTI và dầu Brent đều giảm gần 1 USD, trượt khỏi mức "đỉnh" 9 tuần.

Sự trượt dốc bất ngờ của giá dầu trong phiên giao dịch này được cho là do sự gia tăng khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần thêm hai đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay để kiểm soát lạm phát, vốn vẫn còn khá cao.

Lãi suất cao hơn có khả năng làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ. Ở 3 phiên giao dịch liền sau đó, giá dầu bật tăng ấn tượng. Giá dầu Brent đã tăng vượt ngưỡng 80 USD/thùng, chạm mức cao nhất trong 10 tuần.

Giá dầu đi lên nhờ đồng USD suy yếu cùng với việc nguồn cung thắt chặt và hi vọng về triển vọng nhu cầu tăng cao hơn trong thời gian tới. Đáng chú ý, giá dầu tăng nhanh trong phiên giao dịch thứ 4 của tuần, lên mức cao nhất trong gần ba tháng, sau khi Mỹ công bố dữ liệu cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của nước này trong tháng 6 thấp hơn dự đoán và chạm đáy 2 năm.

Lạm phát giảm làm dấy lên hi vọng rằng Fed có thể sẽ bớt dần các đợt tăng lãi suất. Khi lãi suất giảm có thể làm tăng nhu cầu dầu mỏ. Tại phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 1 USD do đồng USD bật tăng và các nhà đầu tư chốt lời từ phiên tăng mạnh trước đó. Bất chấp đà suy giảm ở phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thế giới tuần qua vẫn ghi nhận tuần tăng lên thứ ba liên tiếp. Giá của 2 loại dầu chuẩn đều tăng hơn 1 USD trong tuần qua.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 18/7 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 11/7 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:

Cụ thể, xăng E5RON92: không cao hơn 20.419 đồng/lít (giảm 51 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.078 đồng/lít. Xăng RON95-III: không cao hơn 21.497 đồng/lít (tăng 69 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành). Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 18.616 đồng/lít (tăng 447 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành). Dầu hỏa: không cao hơn 18.320 đồng/lít (tăng 394 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành). Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.288 đồng/kg (tăng 665 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Như vậy, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã bật tăng trở lại sau khi giảm vào kỳ điều hành đầu tháng 7. Theo Tổng cục Hải quan trong tháng 6, Việt Nam nhập khẩu hơn 1 triệu m3 xăng dầu, tương đương 753 triệu USD, tăng 15% về lượng so với tháng 5. So với tháng 6/2022, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam đã tăng 70%.

Giá xăng dầu nhập khẩu trong tháng 6 khoảng 720 USD/m3, tăng 1,5% so với tháng 5. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 5,2 triệu m3 xăng dầu, tương đương gần 4,16 tỷ USD, tăng 9% về lượng và giảm 17% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Dữ liệu hải quan cũng cho thấy 6 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc vẫn là nhà cung cấp xăng dầu chính cho Việt Nam, chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.

Thu Uyên (T/H)

Tin cũ hơn
Xem thêm