Giá tiêu chấm dứt đà tăng do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19

Cập nhật: 15:43 | 22/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 và giá cước phí vận chuyển quá cao, sức mua của doanh nghiệp hạn chế, hàng tồn kho ở mức cao, lượng hạt tiêu trong dân còn khá nhiều. Điều này khiến giá thu mua hạt tiêu trong nước giảm.

Giá gas hôm nay 22/7/2021: Dứt đà tăng, giá khí đốt quay đầu giảm

Giá thép hôm nay 22/7/2021: Tiếp tục đi xuống

Giá cao su đầu tháng 7/2021 biến động trái chiều do dịch COVID-19 bùng phát mạnh

Ngày 19/7, giá hạt tiêu đen trong nước giảm từ 1,3 – 3,4% so với ngày 30/6. Mức giảm mạnh nhất 3,4% ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai; mức giảm thấp nhất 1,3% ở hầu hết các vùng sản xuất. Giá hạt tiêu đen trong nước dao động quanh mức 72.000 – 75.500 đồng/kg.

Giá hạt tiêu trắng ở mức 113.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg (tăng 1,8%) so với cuối tháng 6 và tăng mạnh so với 66.500 đồng/kg cùng kỳ năm 2020.

Trên thị trường thế giới, trong 19 ngày đầu tháng 7, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tại Ấn Độ giảm so với cuối tháng 6/2021. Giá xuất khẩu tại Brazil ổn định; giá xuất khẩu tại Indonesia và Malaysia tăng nhẹ.

Tại Brazil, ngày 19/7, giá hạt tiêu đen xuất khẩu ổn định so với ngày 30/6, giao dịch ở mức 4.000 USD/tấn.

4153-giatieu
Giá tiêu kết thúc đà tăng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 19/7/2021 giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng lần lượt 0,1% và 11% so với ngày 30/6/2021, lên mức 3.817 USD/tấn và 6.830 USD/tấn.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 6 đạt 33,15 nghìn tấn, trị giá 118,7 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 24% về trị giá so với tháng 5/2021, so với tháng 6/2020 tăng 64,3% về lượng và tăng 154,1% về trị giá.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm 7,5% về lượng, nhưng tăng 39,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt trên 154 nghìn tấn, trị giá 496,84 triệu USD.

Trong khi đó, xuất khẩu hạt tiêu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh. Cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu hạt tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 25%/năm (tính theo lượng), từ 4,23 nghìn tấn năm 2016 lên 6,53 nghìn tấn năm 2020.

Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam tăng trưởng bình quân 14%/năm giai đoạn 2016-2020, từ 3,56 nghìn tấn năm 2016 lên 3,72 nghìn tấn năm 2020. Nhập khẩu hạt tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ trong quý I/2021 tăng mạnh 64% về lượng và tăng 65% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt xấp xỉ 2,2 nghìn tấn, trị giá 4,4 triệu USD.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ trong quý I/2021 đạt mức 2.021 USD/tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu hạt tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ tăng từ Việt Nam, Brazil, Madagascar, nhưng giảm mạnh từ Ấn Độ.

Quý I/2021, Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ hầu hết các nguồn cung, nhưng giảm nhập khẩu từ Madagascar. Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu hạt tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ từ Việt Nam trong quý I/2021 đạt trên 1 nghìn tấn, trị giá 2 triệu USD, tăng 56% về lượng và tăng 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 46,33% trong quý I/2021, thấp hơn so với 48% trong quý I/2020.

Tương tự, nhập khẩu hạt tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ từ Brazil trong quý I/2021 đạt 802 tấn, trị giá 1,9 triệu USD, tăng 58,2% về lượng và tăng 93% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hạt tiêu của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 36,79% trong quý I/2021, thấp hơn so với 38,17% trong quý I/2020.

Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu hạt tiêu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm