Thị trường nông sản ngày 19/2/2024: Hồ tiêu, cà phê tăng vọt

Cập nhật: 15:09 | 19/02/2024 Theo dõi KTCK trên

Theo ghi nhận, trong phiên giao dịch đầu tuần (19/2/2024), thị trường nông sản biến động nhẹ. Đối với ngành hồ tiêu, cà phê thị trường khởi sắc xanh. Trong khi đó, ngành lúa gạo dao động giảm nhẹ từ 500 đồng/kg đến 1.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản Việt Nam đang lấn sâu vào thị trường Mỹ

Xuất khẩu nông sản Việt sụt giảm đáng lo ngại

Cụ thể, giá hồ tiêu hôm nay (19/2) bất ngờ tăng vọt 2.500-3.000 đồng so với phiên trước đó và tăng 5.000-7.000 đồng so với trước Tết. Giá tiêu tại Đăk Lăk, Đăk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng 2.500-3.000 đồng và ở ngưỡng 85.500-86.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản ngày 19/2/2024: Hồ tiêu, cà phê tăng vọt

Trên thế giới, thị trường hồ tiêu đang ở giai đoạn giá cao. Với tiêu Indonesia, một tấn hạt tiêu đen Lampung giữ ở mức 3.906 USD, hạt tiêu trắng Muntok là 6.159 USD. Tại Malaysia, giá một tấn hồ tiêu đen Kuching ASTA duy trì ổn định ở mức 4.900 USD còn hồ tiêu trắng ASTA là 7.300 USD.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), giá tiêu tăng mạnh do nhu cầu cao khiến các đơn hàng tăng trong khi lượng tồn kho sụt giảm. Niên vụ mới đang vào vụ thu hoạch nhưng sản lượng hạt tiêu năm nay của Việt Nam có thể sẽ giảm khoảng 10-15% xuống còn 160.000 - 165.000 tấn.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, giá hồ tiêu có thể cán mốc 95.000-100.000 đồng/kgn. Tuy nhiên, giá tiêu sẽ khó tăng trong thời gian dài khi nhu cầu tiêu thụ sắp tới của các nước trên thế giới có thể sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến từ xung đột địa chính trị tại một số khu vực. VPSA cho biết, Hiệp hội đã đặt mục tiêu tới 2025, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành hạt tiêu và gia vị đạt khoảng trên dưới 2 tỷ USD, với tổng sản lượng 400.000 - 500.000 tấn.

Thông tin số liệu từ Hải quan Việt Nam, trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu đạt 267.000 tấn (trị giá 912 triệu USD, tăng 16,6% về lượng). Giá trị xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam đạt khoảng 3.420 USD một tấn trong năm 2023, giảm 19,4% so với năm 2022.

Cùng với đó, giá cà phê hôm nay tăng 400 - 500 đồng/kg. Tại các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 76.500 - 77.400 đồng/kg. Tỉnh Lâm Đồng tăng 400 đồng/kg và có giá thấp nhất là 76.500 đồng/kg. Gia Lai tăng 500 đồng/kg và có giá 77.000 đồng/kg. Hai địa phương đều tăng 500 đồng/kg là Đắk Lắk có giá 77.100 đồng/kg và tỉnh Đắk Nông giá 77.400 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương.

Trên thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2024 tăng 0,55% (tương đương 18 USD) và được ghi nhận tại mức 3.269 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao tháng 3/2024 tại New York ở mức 193,85 US cent/pound sau khi tăng 3,69%. Trong niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê của Brazil được dự báo tăng 3,7 triệu bao lên 66,3 triệu bao.

Cây cà phê arabica tại nhiều vùng sản xuất của Brazil tiếp tục phục hồi sau đợt sương giá nghiêm trọng vào năm 2021. Xuất khẩu cà phê nhân của Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và được dự báo sẽ phục hồi và tăng 7,3 triệu bao so với niên vụ trước lên 39,5 triệu bao.

Theo số liệu được Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE) công bố cho thấy, xuất khẩu cà phê nhân của Brazil trong 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tháng 7 đến tháng 11/2023) đã tăng 18,7% so với cùng kỳ niên vụ 2022-2023 lên 17,3 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu robusta tăng vọt 420,9% lên 3,4 triệu bao; cà phê arabica không đổi ở mức 13,97 triệu bao.

Trong khi đó, giá lúa gạo hôm nay giảm đối với gạo thường, gạo Jasmine. Theo đó, ngành hàng lúa gạo đang đẩy mạnh tái cơ cấu để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Tại thời điểm khảo sát, giá nếp duy trì ổn định. Theo đó, nếp Long An (tươi) và (khô) có giá trong khoảng 8.000 - 8.100 đồng/kg và 9.600 - 9.800 đồng/kg. Nếp 3 đùm tháng (khô) hiện đang dao động từ 10.800 đồng/kg đến 11.000 đồng/kg.

Khảo sát tại chợ An Giang, giá gạo thường giảm 500 - 1.000 đồng/kg xuống khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. Đối với gạo Jasmine, giá bán giảm 500 đồng/kg và ghi nhận trong khoảng 17.500 - 18.500 đồng/kg.

Hiện, ngành lúa gạo đang đẩy mạnh tái cơ cấu để xứng tầm từ vai trò là một ngành sản xuất vì mục tiêu an ninh lương thực là chủ yếu trở thành một ngành kinh tế năng động và hiệu quả nhằm đem lại lợi ích cho người sản xuất, người tiêu dùng trong nước và có tính cạnh tranh cao trong xuất khẩu.

Linh Linh (T/H)

Tin cũ hơn
Xem thêm