Giá mía giảm khiến nông dân “lao đao” vì lỗ nặng

Cập nhật: 15:37 | 06/08/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2017-2018 giá mía giảm khiến nông dân lỗ nặng, có nơi chuyển hướng canh tác.  

gia mia giam khien cho nong dan lao dao vi lo nang
Niên vụ 2017-2018 giá mía giảm khiến cho nông dân lỗ nặng

Cả nước ta có 37 nhà máy đường, tổng diện tích mía được bao tiêu khoảng 25.000 ha, năng suất bình quân 66 tấn/ha, sản lượng mía ép hơn 15 triệu tấn, sản lượng đường khoảng 1,5 triệu tấn.

Năm 2018, diễn biến thời tiết bất thường nên làm đã hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các nhà máy đường. Việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn dẫn đến lượng đường tồn kho lớn nhất từ trước đến nay, thời điểm tồn kho cao nhất lên đến 700.000 tấn.

Hiệp hội Mía đường xác định. Nguyên nhân tồn kho là do sản lượng tăng, thời gian vào vụ muộn và đường nhập lậu có xu hướng tăng, ước hơn 500.000 tấn.

Được biết, thông tin hiện giá đường tinh luyện đã giảm khoảng 2.000 đồng/kg, đường trắng giảm từ 2.800-2.900 đồng/kg so với đầu vụ.

Đến thời điểm, hầu hết các nhà máy đã bán đường cát với giá bằng giá đường nhập lậu Thái Lan. Một số nhà máy đã bán thấp hơn hoặc bằng giá thành và có nguy cơ thua lỗ. Tồn kho lớn nên các nhà máy đường, thương lái hạ giá thu mua mía.

Trong năm 2018, giá mía “lao dốc” khiến nông dân rơi vào cảnh thua lỗ. Cuối vụ chỉ khoảng 600 đồng/kg, nông dân phải bấm bụng bán cho thương lái và chịu lỗ 12 triệu đồng.

Ở một số địa phương, Nhà máy đường chậm thu mua mía khiến nông dân lâm vào cảnh bấp bênh.

Trước tình hình trồng mía thua lỗ, gần đây, nông dân Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng đã chuyển đổi khoảng 1.000 ha diện tích trồng mía để nuôi tôm, trồng cây ăn trái và rau màu.

Tại huyện Trà Cú và Tiểu Cần của tỉnh Trà Vinh, nông dân cũng đang chuyển đổi diện tích trồng mía sang trồng màu và đào ao nuôi thủy sản.

Thanh Lam

Tin cũ hơn
Xem thêm