Giá hồ tiêu hôm nay 7/6/2022: Thị trường trong nước giao dịch trầm lắng

Cập nhật: 06:27 | 07/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá hồ tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 71.500 - 75.000 đồng/kg. Mặc dù sự tăng mua của thị trường Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng tăng giá hồ tiêu trong trung hạn, nhưng chúng ta không chỉ quá phụ thuộc vào yếu tố này.

Giá hồ tiêu hôm nay 6/6/2022: Lặng sóng phiên giao dịch đầu tuần

Giá hồ tiêu hôm nay 3/6/2022: Nối dài đà tăng

Giá hồ tiêu hôm nay 2/6/2022: Xuất hiện tín hiệu tăng mua

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 75.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước giá tiêu tăng 1.500 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên, tăng 2.000 đồng/kg ở vùng Đông Nam Bộ. Thị trường sau chuỗi 4 ngày tăng đã chững lại và đi ngang.

2644-giahotieu
Ảnh minh họa

Mặc dù đánh giá sự tăng mua của thị trường Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng tăng giá hồ tiêu trong trung hạn, nhưng chúng ta không chỉ quá phụ thuộc vào yếu tố này.

Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu đã phải thích nghi với tình trạng giảm mua từ Trung Quốc. Trong đó một phần chuyển về tiêu thụ nội địa với các sản phẩm mới, nâng cao về chất lượng để phù hợp với người tiêu dùng trong nước.

Một phần sẽ tăng cường xuất khẩu vào những thị trường mới, thị trường bị đình trệ sau 2 năm Covid-19, trong đó đặc biệt chú trọng vào Liên minh châu ÂU (EU).

Thống kê cũng chỉ ra, Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào EU, chiếm đến 34% thị phần hồ tiêu nhập khẩu của thị trường này trong năm 2021, bỏ xa các nhà cung cấp khác như Brazil (chiếm 20%) và Indonesia (chiếm 5%). Ngay cả khi nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của châu Âu sụt giảm do đại dịch Covid-19 vào năm 2020 thì xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường này vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng 8,3%. Điều này cho thấy hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng.

Bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định, EU là thị trường tiềm năng mặc dù khó tính. Hàng rào lớn nhất hiện nay đối với ngành hồ tiêu nói riêng và ngành hàng gia vị đó là các tiêu chí về quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Thị trường EU đặt ra những tiêu chí rất cao và ngày càng mở rộng với mức độ chặt chẽ hơn.

Hiện các DN trong ngành hồ tiêu và gia vị đều đi theo hướng canh tác bền vững, do đó đã thiết lập các chuỗi liên kết sản xuất tại vùng nguyên liệu. Việc liên kết sản xuất chưa đủ mạnh và việc mở rộng liên kết còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề về vốn và cả đầu ra xuất khẩu. Dư địa cho ngành hàng hồ tiêu tại thị trường EU còn rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực cần cải thiện như đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng sản phẩm hay tính bền vững cũng như các chứng nhận sản phẩm.

Theo vtv.vn, thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, trong những năm gần đây, diện tích cây hồ tiêu đang giảm dần qua các năm.

Riêng trong năm 2022, đến thời điểm này, diện tích hồ tiêu giảm hơn 1.320 ha so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện tổng diện tích cây hồ tiêu toàn tỉnh Đắk Nông chỉ còn khoảng 32.990 ha. Từ năm 2010 đến 2017, do hồ tiêu được giá nên diện tích hồ tiêu của tỉnh tăng rất nhanh.

Tuy nhiên, từ năm 2018, diện tích hồ tiêu có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là khi được giá, nông dân đầu tư trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau, chăm bón nhiều phân vô cơ, kích thích sinh trưởng, sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật...

Đến khi giá tiêu giảm mạnh nông dân đã không chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh dẫn đến cây suy kiệt, giảm sức chống chịu với dịch bệnh nên hồ tiêu chết hàng loạt.

Hiện nay, giá hồ tiêu đã tăng cao hơn so với những năm trước và đang duy trì ở mức giá 70 nghìn đồng/kg nhưng với giá phân bón, nhân công tăng cao nên nông dân cũng không mặn mà để mở rộng diện tích.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm