Giá hồ tiêu hôm nay 3/6/2022: Nối dài đà tăng

Cập nhật: 06:35 | 03/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá hồ tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài đà tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 71.500 - 74.500 đồng/kg. Sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với các nguyên nhân khách quan như sốt giá đất, giá phân bón, giá thuốc và nhân công tăng.

Giá hồ tiêu hôm nay 2/6/2022: Xuất hiện tín hiệu tăng mua

Giá hồ tiêu hôm nay 1/6/2022: Khởi sắc phiên giao dịch đầu tháng

Giá hồ tiêu hôm nay 30/5/2022: Tăng nhẹ tại một số địa phương

Cụ thể, giá hồ tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 71.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk có giá thu mua 72.500 đồng/kg; Bình Phước thu mua ở mức 73.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 74.500 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tuần trước (23/5 - 27/5) thị trường cho thấy chiều hướng khá tiêu cực trong tuần thứ 3 liên tiếp khi không có quốc gia nào ghi nhận tăng giá.

3357-giahotieu
Ảnh minh họa

Cụ thể, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ giảm trong 3 tuần qua. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 2%, từ 6.627 xuống 6.462 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giảm tương ứng 2%, từ 6.885 xuống 6.719 USD/tấn.

Tương tự là tại Sri Lanka, giá tiêu cũng giảm tuần thứ 3 liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 1%, từ 5.054 USD/tấn xuống 5.014 USD/tấn.

Cũng theo VPA, tuần trước, giá tiêu giao dịch nội địa và quốc tế của Việt Nam tiếp tục giảm. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 5%, từ 3.250 xuống 3.075 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 4%, từ 5.856 xuống 5.667 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 3.920 xuống 3.870 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 5.920 xuống 5.870 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia giảm từ tuần trước khi các yếu tố thị trường vẫn không ổn định. Một số vùng tại Bangka và Belitung đã bắt đầu thu hoạch.

Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia giảm 2%, từ 3.406 xuống 3.348 USD/tấn; tiêu trắng giảm 4%, từ 5.858 xuống 5.603 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung giảm 2%, từ 4.048 xuống 3.983 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang giảm 4%, từ 6.757 xuống 6.473 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu đen trong nước và quốc tế của Malaysia tiếp tục ổn định. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa từ 4.114 - 4.117 USD/tấn; tiêu trắng nội địa 5.881 - 5.885 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching 5.900 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.600 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu thị trường Mỹ và châu Âu giảm nhẹ. Tiêu trắng Muntok ở mức 7.100 CF tháng 6/7.

Sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với các nguyên nhân khách quan như sốt giá đất, giá phân, giá thuốc và nhân công tăng. Trong khi đó, quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn thứ 2 toàn cầu là Brazil vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt cả về số lượng và trị giá xuất khẩu.

Bên cạnh đó, sự kiên định của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách "Zero Covid" không chỉ khiến chuỗi cung ứng nội địa đứt gãy mà còn tác động đến giá hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới khi xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc dự báo tiếp tục giảm; đồng thời một số lô hàng hồ tiêu đang bị kẹt ở cửa khẩu có thể sẽ bị bán ngược lại Việt Nam để cắt lỗ, gây áp lực lên giá tiêu trong nước.

Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn vận tải biển có thể trở nên trầm trọng hơn sau khi các biện pháp phong tỏa và hạn chế của Trung Quốc được nới lỏng bởi sẽ có sự bùng nổ lượng hàng hóa vận chuyển, từ đó tạo sức ép lớn đối với giá cước giao ngay.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm