Giá heo hơi hôm nay 27/4/2022: Tăng cao nhất 4.000 đồng/kg

Cập nhật: 06:21 | 27/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng ở cả ba miền. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã làm việc với Cục Thú y cùng các đơn vị liên quan về hồ sơ vắc xin phòng dịch tả heo châu Phi.

Giá heo hơi hôm nay 26/4/2022: Điều chỉnh giảm nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 25/4/2022: Dưới mốc 60.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 23/4/2022: Biến động trái chiều tại khu vực phía Nam

Giá heo hơi tại miền Bắc tăng từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg so với phiên đầu tuần. Theo đó, tỉnh Hà Nam nhích nhẹ một giá lên mức 54.000 đồng/kg.

Thương lái tại tỉnh Hưng Yên và Bắc Giang hiện đang cùng thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực là 58.000 đồng/kg, lần lượt tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 53.000 - 58.000 đồng/kg.

2030-giaheohoi
Ảnh minh họa

Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 4.000 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh giá thu mua lên mức 56.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.

Sau khi tăng 3.000 đồng/kg, thương lái tại Nghệ An hiện đang thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực là 57.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Quảng Trị. Tương tự, tỉnh Quảng Bình cũng tăng thêm 4.000 đồng/kg, hiện đang giao dịch với giá 56.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 54.000 - 57.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ ở một vài nơi. Hiện tại, hai tỉnh Bến Tre và An Giang cùng nhích nhẹ một giá, lần lượt điều chỉnh giao dịch lên mức 57.000 đồng/kg và 58.000 đồng/kg.

Các tỉnh thành còn lại thu mua heo hơi ổn định quanh mốc trung bình là 55.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng 53.000 - 58.000 đồng/kg.

Ngày 21/4, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã làm việc với Cục Thú y cùng các đơn vị liên quan về hồ sơ vắc xin phòng dịch tả heo châu Phi (DTHCP), theo Nông nghiệp Việt Nam.

Nhận định việc công bố vắc xin DTHCP là một bước ngoặt lớn không chỉ đối với riêng ngành chăn nuôi trong nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng với trường thế giới, Thứ trưởng yêu cầu cả đơn vị sản xuất lẫn đơn vị khảo nghiệm, kiểm nghiệm, và các cơ quan quản lý phải lưu đầy đủ hồ sơ. Đồng thời, tham chiếu với nền thú y thế giới để làm rõ định mức tiêu chuẩn, quy chuẩn của vắc xin.

Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, lãnh đạo Chính phủ rất phấn khởi về triển vọng cũng như tiến độ sản xuất thương mại vắc xin DTHCP. Những công đoạn khó nhất của quá trình này Việt Nam đã vượt qua, như: xác định được chủng vi rút phân lập từ thực địa, tìm ra môi trường sinh học phù hợp để vi rút có thể thích ứng, nhân lên với số lượng lớn,…

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng trên cả nước trong khoảng 1.000 - 4.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 53.000 - 58.000 đồng/kg.

Chủ động giảm lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Theo Cục Chăn nuôi, năm 2020, cả nước cần khoảng 31,2 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó trong nước chỉ cung cấp được khoảng 35%, số còn lại từ nguồn nhập khẩu, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

Trong tổng số nhu cầu các nguyên liệu thức ăn tinh, nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng (các loại hạt ngũ cốc: ngô, cám, lúa mì, tấm... và củ sắn) chiếm tỷ trọng trên 65% (tương đương 21 triệu tấn); nhóm nguyên liệu cung cấp đạm (đạm thực vật, khô dầu các loại, bã ngô, đạm động vật, bột thịt xương, bột cá...) chiếm trên 27% tương đương 8,5 triệu tấn.

Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, xét về tổng thể, lượng nguyên liệu thức ăn tinh sản xuất trong nước dành cho chăn nuôi rất hạn chế. Việt Nam cũng chưa có lợi thế cạnh tranh sản xuất nguyên liệu ngũ cốc dùng trong chăn nuôi.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chọn lọc và phát triển được nhiều loại giống cỏ, cây thức ăn cho gia súc như các giống cây hòa thảo trồng cạn, giống cây hòa thảo chịu úng ngập và các nhóm cây họ đậu dùng cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ, nhóm cây đa mục đích.

Về lâu dài, ông Nguyễn Như Cường cho rằng, cần phải quy hoạch vùng trồng cây làm thức ăn chăn nuôi gắn liền với quy hoạch phát triển chăn nuôi, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất, kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ, chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị sản xuất; đồng thời có chính sách hỗ trợ phát triển cây làm thức ăn cho gia súc, phục vụ chăn nuôi tập trung.

Để làm được điều đó, cần hình thành và phát triển thị trường phế phụ phẩm nông nghiệp (để người không có nhu cầu trao đổi, mua bán với người có nhu cầu) và đẩy mạnh nền nông nghiệp tuần hoàn để tận dụng toàn bộ phụ phẩm, giảm lệ thuộc vào nguồn cung nước ngoài.

Minh Phương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm