Giá heo hơi hôm nay 13/7/2021: Giá thu mua tại miền Bắc giảm nhẹ

Cập nhật: 06:12 | 13/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá heo hơi hôm nay tại một số khu vực miền Bắc giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện nay, giá thu mua heo hơi dao động trong khoảng 53.000 - 65.000 đồng/kg. Tháng 6/2021, giá heo hơi trong nước tiếp tục xu hướng giảm do thị trường tiêu thụ chậm dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát khiến các hoạt động ăn uống và du lịch bị giới hạn.

Giá heo hơi hôm nay 12/7/2021: Duy trì đà giảm trên cả nước

Giá heo hơi hôm nay 10/7/2021: Giảm rải rác tại các tỉnh miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 9/7/2021: Biến động trái chiều tại khu vực phía Nam

Giá heo hơi tại miền Bắc giảm tại một số địa phương. Cụ thể, Thái Nguyên, Hà Nam và Hà Nội điều chỉnh giá thu mua về mốc 60.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Tương tự, tỉnh Nam Đỉnh giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 59.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 59.000 - 64.000 đồng/kg.

Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên không có theo đổi mới về giá trong hôm nay. Hiện tại, Đắk Lắk đang thu mua heo hơi với giá 57.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

Các tỉnh thành còn lại giao dịch ổn định quanh mức 63.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 57.000 - 65.000 đồng/kg.

1105-giaheohoi137
Giá heo hơi hôm nay giảm nhẹ tại một số khu vực miền Bắc (Ảnh minh họa)

Tại miền Nam, giá heo hơi điều chỉnh trái chiều trong hôm nay. Theo đó, Vũng Tàu hạ nhẹ một giá về mức 53.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Đồng Nai.

Ở chiều ngược lại, tỉnh Kiên Giang tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện thu mua với giá 59.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng 53.000 - 62.000 đồng/kg.

Tháng 6/2021, giá heo hơi trong nước tiếp tục xu hướng giảm do thị trường tiêu thụ chậm dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát khiến các hoạt động ăn uống và du lịch bị giới hạn, bất chấp động thái tạm ngừng nhập khẩu heo sống từ Thái Lan, trong khi nguồn cung được đảm bảo do người chăn nuôi dần hồi phục đàn, việc tái đàn ở các địa phương diễn ra thuận lợi.

Dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên đẩy giá cám lên cao. Mặc dù khó khăn này chỉ là tạm thời, nhưng điều đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn heo, VTV đưa tin.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn có thể giúp thị trường trở nên cân bằng ở thời điểm hiện tại, giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn vấn đề tài chính. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung vào thời gian tới.

Giá heo hơi Trung Quốc giảm kỷ lục, chỉ 42.000 đồng/kg

Theo trang tin CGTN, giá thịt heo của Trung Quốc lao dốc kể từ đầu năm 2021 và chạm đáy vào tháng 6. Vào ngày 22/6, giá heo hơi đạt mức thấp kỷ lục, khoảng 12 nhân dân tệ/kg (tương đương 1,8 USD hoặc 42.000 đồng).

Thị trường phục hồi nhẹ vào đầu tháng 7, giá heo hơi nhích lên 16 nhân dân tệ/kg (56.000 đồng).

Khó khăn lớn nhất đối với những người chăn nuôi heo là chi phí thức ăn gia tăng do nhu cầu ngô trên toàn cầu tăng cao. Nông dân Trung Quốc đang phải vật lộn để duy trì sản xuất và kiếm sống.

Ông Zhang Liangqing, chủ trang trại sở hữu 700 con heo là một trong số nạn nhân của cuộc khủng hoảng kéo dài và tàn khốc tại thị trường heo hơi lớn nhất thế giới. Nhưng ông Zhang tỏ ra khá lạc quan vì cho rằng ngành chăn nuôi sẽ sớm vượt qua cơn bĩ cực này.

Ông Zhang cho biết phải chi khoảng 2.000 nhân dân tệ để nuôi một con heo đạt trọng lượng thị trường ít nhất 120 kg. Với giá hiện tại, ông sẽ bị lỗ vốn hoặc chỉ đủ trang trải chi phí chăn nuôi.

Không giống như các tập đoàn lớn có biện pháp và nguồn vốn phòng ngừa trước tình huống thị trường lao dốc, những nông dân như ông Zhang phải gánh mọi chi phí do giá heo biến động. Tuy nhiên, so với nhiều người chăn nuôi khác, ông Zhang vẫn còn cầm cự được.

Có trụ sở tại tỉnh Vân Nam, miền tây nam Trung Quốc, trang trại của Zhang bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất từ chăn nuôi, sinh sản, nuôi dưỡng cho đến khi con vật đạt trọng lượng xuất chuồng.

Mô hình chuỗi giá trị này giúp doanh nghiệp của ông Zhang ít bị tổn thương hơn trước những biến động của thị trường. Song quy mô trang trại còn hạn chế nên việc cắt giảm các chi phí chăn nuôi chưa được nhiều.

Feng Yonghui, một nhà phân tích tại trang web Soozhu, cho biết: "Những trại chăn nuôi này (như của Zhang) có thể tự sản xuất heo giống và nuôi thành heo thương phẩm khi giá thị trường quá thấp".

Khác với mô hình của ông Zhang, nhiều trang trại không trực tiếp sản xuất heo giống. Người chăn nuôi có thể kiếm lợi nhuận ngắn hạn nhưng độ rủi ro cao. Thay vì tự sản xuất heo giống, những trại heo này mua giống từ các trại khác và nuôi thương phẩm cho tới khi xuất chuồng.

"Khi giá thịt heo cao, heo giống đương nhiên có giá trị cao hơn và ngược lại. Đối với những nhà đầu cơ này, chi phí vận hành doanh nghiệp bị chi phối bởi cách thị trường heo hơi đang hoạt động như thế nào, điều này khiến các doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro cao", Feng nói.

Sau khi dịch tả heo châu Phi (ASF) bùng phát và tàn phá đàn heo của Trung Quốc vào năm 2018, việc chăn nuôi heo bỗng trở thành ngành siêu lợi nhuận khi nguồn cung thiếu hụt kéo dài.

Trong hai quý đầu năm, thị trường heo hơi được đánh dấu bởi sự bùng phát trở lại của dịch ASF trong khu vực, tình trạng bán heo hoảng loạn và nhu cầu tiêu dùng giảm do nguồn cung dư thừa, tất cả yếu tố trên đều khiến giá heo hơi Trung Quốc lao dốc.

Tháng 1 - 5, giá heo hơi giảm từ 36 nhân dân tệ/kg xuống còn 22 nhân dân tệ/kg, mức giảm mà các nhà phân tích cho rằng vẫn nằm trong dự báo.

Tuy nhiên, tốc độ và mức độ giảm của giá heo hơi từ tháng 5 khiến các nhà quan sát bất ngờ vì giá heo hơi giảm gần 10 nhân dân tệ/kg chỉ trong vòng 2 tháng.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm