Giá heo hơi hồi phục nhanh trở lại: Nên bán hay tiếp tục chờ tăng giá?

Cập nhật: 10:27 | 28/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Những ngày gần đây, thông tin giá heo hơi liên tục tăng sau thời gian dài liên tiếp chạm đáy, xuống dưới giá thành sản xuất đã giúp người chăn nuôi thêm phấn chấn.

Giá heo hơi hôm nay 28/10/2021: Bật tăng mạnh mẽ, có nơi lên đến 7.000 đồng/kg

Dự báo giá heo hơi ngày 28/10/2021: Giá thu mua sẽ tiếp tục đi lên?

Giá heo hơi hôm nay 27/10/2021: Miền Bắc vượt mức 50.000 đồng/kg

Tính đến ngày 28/10, giá heo hơi đạt khoảng 48.000 - 52.000 đồng, dần phục hồi từ mức đáy chỉ 32.000 - 38.000 đồng/kg hôm 20/10. Như vậy, với mức giá này người chăn nuôi đã dẫn tiệm cận đến điểm hoà vốn. Còn với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, mức giá này đã đủ cho họ có lời nhờ chăn nuôi theo mô hình khép kín.

Theo số liệu từ Cục Chăn nuôi, giá thành sản xuất theo chuỗi từ nuôi lợn nái đến nuôi lợn thịt khoảng 45.000-50.000 đồng/kg; chăn nuôi phải mua con giống giá thành từ 50.000-55.000 đồng/kg.

Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất này giữa những người chăn nuôi là có nên bán hay chờ giá tăng tiếp?

Một số người cho rằng thời điểm này nên bán và không nên mạo hiểm chờ thêm vì biết đâu giá có thể quay đầu giảm. Bên cạnh đó, việc bán thời điểm này sẽ giúp giải quyết được số heo hơi bị quá lứa đồng thời có thêm vốn để kịp tái đàn cho thời điểm Tết Nguyên đán.

2518-giaheohoi
Giá heo hơi tăng: Nên bán hay tiếp tục đợi giá lên? (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng giá heo sẽ còn tăng và nên đợi thêm.

Theo đại diện Cục Chăn nuôi đến thời điểm này chưa có hy vọng gì về việc giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm. Bởi lẽ hiện nay quá trình vận chuyển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi về Việt Nam vẫn gặp trục trặc, chi phí vận chuyển các mặt hàng này tăng cao từ 200-300% so với trước. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ điều chỉnh tăng giá bán khoảng 1 đến 2 đợt.

Bên cạnh đó, việc dịch tả heo Châu Phi (ASF) đang quay trở lại ở một số địa phương cũng là rủi ro đối với người chăn nuôi nếu tiếp tục giữ lợn đã đến thời kỳ xuất bán. Nếu đàn heo bị nhiễm coi như người dân mất trắng.

Chính vì vậy, việc giữ lại đàn heo đã đến lứa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Vào các thời điểm giá heo hơi biến động mạnh trong quá khứ, người chăn nuôi khá bị động. Khi giá heo hơi lao dốc, hoạt động bán tháo xảy ra ở nhiều địa phương nhưng khi tăng mạnh, thậm chí đạt kỷ lục trên 100.000 đồng/kg như năm ngoái, người nuôi lại găm hàng, không muốn bán ra vì kỳ vọng giá còn tăng tiếp.

Thông thường, heo xuất chuồng khi đạt trọng lượng 100 - 120 kg. Vượt qua mức này, heo sẽ tạo mỡ và sẽ mất giá hơn trong khi người nuôi phải gánh chi phí thức ăn vốn đã liên tục tăng từ đầu năm đến nay.

Vừa qua, do giãn cách xã hội, có tới 30% lượng lợn đủ tuổi xuất chuồng nhưng không thể bán (tương đương 1,5 triệu con), dẫn đến quá lứa. Do đó, đây được xem là cơ hội tốt để người nuôi bán ra để tái đàn mới.

Dù quyết định giữ hay bán, người nuôi vẫn đang phải đau đầu với bài toán giá thức ăn chăn nuôi tăng tới 30 - 40% từ đầu năm đến nay do các nguyên liệu đầu vào như ngô, đậu tương nhập khẩu liên tục leo thang. Thêm vào đó, cước vận tải đường biển cao cũng khiến chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng thêm.

Trong khi đó, giá heo hơi mới chỉ xuất hiện dấu hiệu tăng giá và người dân vẫn đang phải chịu lỗ. Hiện thức ăn chăn nuôi đang chiếm tới 65-70% giá thành sản xuất heo.

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc CTCP Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết hiện ngô chiếm 45%, khô đậu 20%, lúa mì 5%, cám gạo, tấm 10% trong công thức phối trộn thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, từ tháng 9/2020 đến nay, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng khoảng 30% kèm theo giá cước vận tải tăng phi mã, gây áp lực cho doanh nghiệp.

Cụ thể, trước dịch COVID-19 giá vận chuyển ngô từ Nam Mỹ về Việt Nam chỉ dao động 40 USD/tấn nay tăng lên 120 USD/tấn, gấp 3 lần.

"Giá thức ăn chăn nuôi tăng dẫn đến giá thành 1 kg thịt gà, thịt heo tăng thêm 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước", ông Tuấn nói.

Trả lời trên tờ Thế giới Tiếp thị, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng đến thời điểm này chưa có hy vọng gì về việc giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm. Bởi lẽ hiện nay quá trình vận chuyển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi về Việt Nam vẫn gặp trục trặc, chi phí vận chuyển các mặt hàng này tăng cao từ 200-300% so với trước. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ điều chỉnh tăng giá bán khoảng 1 đến 2 đợt.

Bên cạnh đó, việc dịch tả heo Châu Phi (ASF) đang quay trở lại ở một số địa phương cũng là rủi ro đối với người chăn nuôi nếu tiếp tục giữ heo đã đến thời kỳ xuất bán. Nếu đàn heo bị nhiễm coi như người dân mất trắng.

Trong một cuộc họp mới đây, ông Trọng tỏ ra lạc quan hơn khi dự báo giá heo hơi xuất chuồng dự kiến sẽ tăng trở lại khoảng 2 tuần tới, kiểm soát tốt được dịch COVID-19. Ngoài ra dịp Tết nguyên đán tiếp tục là thời điểm được kỳ vọng giá heo hơi tăng mạnh bởi nhu cầu của người dân cao.

Nhưng liệu giá heo hơi có đạt được mốc kỷ lục hơn 100.000 đồng/kg như năm ngoái hay không lại là một câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Tuy nhiên, nhìn vào con số tổng đàn 28 triệu con trên cả nước, tương đương với thời điểm trước khi xảy ra dịch tả heo Châu Phi, thì mốc 100.000 đồng/kg được cho là khó có khả thi. Bởi, năm ngoái giá heo đạt kỷ lục vì thiếu nguồn cung.

Trong khi đó, năm nay, theo Cục Chăn nuôi, với đàn heo 28 triệu con hoàn toàn đủ cung ứng cho tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu.

Nhưng "giá heo hơi tăng" không phải là điều duy nhất ngành chăn nuôi cần. Theo đại diện của C.P. Việt Nam, những chính sách hỗ trợ giúp bà con gượng dậy sau cơn khủng hoảng vừa qua như liều thuốc giúp duy trì ổn định ngành chăn nuôi heo.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm