Giá gas hôm nay 25/7/2022: Sắc xanh ngày mới

Cập nhật: 11:18 | 25/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 11h ngày 25/7 (theo giờ Việt Nam), giá gas hôm nay tiếp đà tăng và tăng lên 8,29 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2022. Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu 14% tổng nguồn cung cấp LNG từ Nigeria và có khả năng tăng hơn gấp đôi con số này.

Giá gas hôm nay 21/7/2022: Chưa dứt đà giảm

Giá gas hôm nay 22/7/2022: Duy trì đà tăng

Giá gas hôm nay 23/7/2022: Giảm mạnh phiên giao dịch cuối tuần

Theo Ông Matthew Baldwin, Phó tổng giám đốc bộ phận năng lượng của Ủy ban châu Âu, cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đang tìm kiếm nguồn cung cấp khí đốt bổ sung từ Nigeria khi khối này chuẩn bị cho việc cắt giảm nguồn cung tiềm năng của Nga, Reuters đưa tin.

Ông Baldwin đang phát biểu tại Nigeria, nơi ông tổ chức các cuộc họp với các quan chức từ nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Phi trong tuần này. Theo đó, Nigeria đang cải thiện an ninh ở đồng bằng sông Niger và có kế hoạch mở lại đường ống Trans Niger sau tháng 8. Điều này sẽ mang lại nhiều xuất khẩu khí đốt hơn sang châu Âu.

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, EU nhập khẩu 14% tổng nguồn cung cấp LNG từ Nigeria và có khả năng tăng hơn gấp đôi con số này, ông Baldwin nói với Reuters qua điện thoại. Sản lượng dầu và khí đốt ở Nigeria đang bị kìm hãm do trộm cắp và phá hoại đường ống, khiến nhà ga của nhà sản xuất khí đốt Nigeria LNG Ltd tại Bonny Island hoạt động với 60% công suất.

Theo các quan chức Nigeria, hãy đến và nói chuyện với họ một lần nữa vào cuối tháng 8 vì họ mang lại tiến bộ thực sự về việc này.

Trước đó, vào hôm thứ Tư (20/7), Ủy ban châu Âu cho biết, các nước thành viên EU nên cắt giảm 15% việc sử dụng khí đốt từ tháng 8 đến tháng 3. Mục tiêu ban đầu sẽ là tự nguyện, nhưng sẽ trở thành bắt buộc nếu Ủy ban tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 30/6, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết từ ngày 1/7, giá gas City Petro giảm 7.000 đồng/bình 12kg và giảm 29.000 đồng/bình 50kg. Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 469.500 đồng/bình 12kg và 1.955.500 đồng/bình 50kg.

Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) thông báo từ ngày 1/7 giá bán gas Saigon Petro giảm 7.000 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 449.000 đồng/bình 12kg.

Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/7 giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg. Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 450.900 đồng/bình 12kg và 1.690.890 đồng/bình 45kg.

Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới bình quân tháng 7 chốt 725 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh mức giảm tương ứng. Đây là tháng thứ ba liên tiếp giá gas giảm giá và là lần thứ 4 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 79.000 đồng/bình 12kg.

Đức ra tay giải cứu công ty năng lượng khổng lồ nhập khẩu khí đốt Nga

Nhà phân phối khí đốt Uniper sẽ nhận được số tiền lên tới 15 tỉ euro (15,3 tỉ USD) từ chính phủ sau nhiều tháng Nga cắt giảm nguồn cung và giá khí đốt giao ngay trên thị trường tăng cao khiến công ty này gặp khó khăn, CNN đưa tin.

Uniper là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Đức. Công ty mẹ của Uniper là Fortum của Phần Lan ra thông cáo ngày 22.7 cho biết, theo thỏa thuận giải cứu, chính phủ Đức cam kết cung cấp 7,7 tỉ euro (7,8 tỉ USD) để bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong khi ngân hàng nhà nước KfW sẽ tăng khoản tín dụng hiện tại lên 7 tỉ euro (7,1 tỉ USD).

Chính phủ Đức cũng sẽ mua 30% cổ phần của Uniper, trong khi Fortum sẽ giảm cổ phần trong công ty từ 80% xuống 56%.

Giám đốc điều hành Fortum Markus Rauramo chia sẻ trong thông cáo báo chí: “Những thực tế địa chính trị mới làm rung chuyển hệ thống năng lượng Châu Âu và điều này xác định một khuôn khổ mới cho các công ty năng lượng Châu Âu”.

Theo ông Rauramo, có nhiều việc cần làm hơn nữa để ngành công nghiệp khí đốt phát triển bền vững.

Theo dữ liệu từ Intercontinental Exchange, giá khí đốt tiêu chuẩn đã tăng 89% kể từ khi xung đột Nga - Ukraina bắt đầu hồi cuối tháng 2.

Thông báo về thỏa thuận liên quan tới Uniper, Thủ tướng Đức Olaf Scholz xác nhận, nhà nhập khẩu khí đốt hàng đầu của Đức đang "gặp khó khăn lớn". "Uniper có tầm quan trọng hàng đầu với phát triển kinh tế của đất nước, với cung cấp năng lượng cho cá nhân người dân cũng như nhiều doanh nghiệp" - ông Scholz nhấn mạnh.

Đức đặc biệt dễ bị tổn thương khi xuất khẩu khí đốt của Nga giảm. Nền kinh tế lớn nhất Liên minh Châu Âu từ lâu đã phụ thuộc vào khí đốt Nga trong cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp nặng. Khí đốt của Nga chiếm hơn một nửa số hợp đồng cung cấp dài hạn của Uniper.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thanh Hằng