Giá cà phê hôm nay 19/5: Dậm chân tại chỗ

Cập nhật: 07:44 | 19/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN – Giá cà phê hôm nay đi ngang, chưa có biến động mới. Hiện giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam dao động từ 30.600 – 31.300 đồng/kg.

gia ca phe hom nay 195 dam chan tai cho

Giá cà phê hôm nay 18/5: Dự báo tăng

gia ca phe hom nay 195 dam chan tai cho

Giá cà phê hôm nay 17/5: Cao nhất ở mức 31.300 đồng/kg

gia ca phe hom nay 195 dam chan tai cho

Giá cà phê hôm nay 16/5: Tăng 200 đồng/kg

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê thị trường thế giới tăng nhẹ, cụ thể giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2020 tăng 4 USD/tấn (mức tăng 0,34%), giá cà phê ở mức 1.182 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 5/2020 tăng nhẹ, cụ thể, giá cà phê Arabica tăng 0,15 cent/lb (mức tăng 0,14 %), giao dịch ở mức 106,85 cent/lb.

gia ca phe hom nay 195 dam chan tai cho
Giá cà phê hôm nay 19/5: Dậm chân tại chỗ

Còn ở thị trường trong nước sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam dao động từ 30.600 – 31.300 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay Bảo Lộc (Lâm Đồng) chốt tuần ở mức 30.600 đồng/kg, tương tự giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà đi ngang ở mức 30.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ (ĐắkLắk) đang có giá 31.100 – 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku và Ia Grai) ở mức 30.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông gồm Đắk R'lấp, Gia Nghĩa giao dịch mức 30.900

Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) quanh mức 30.800 đồng/kg.

Giá cà phê R1 giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 32.500 đồng/kg.

Tại Ethiopia, xuất khẩu cà phê tăng bất chấp đại dịch COVID-19, theo Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Cà phê Ethiopia. Trong 9 tháng qua, quốc gia này đã thu về 561 triệu USD từ xuất khẩu cà phê arabica.

Ông Gizat Worku, Tổng Giám đốc Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê của Ethiopia, cho biết sự tăng trưởng không lường trước được trong thu nhập xuất khẩu cà phê đã được ghi nhận dù virus corona gây trở ngại cho các hoạt động thương mại toàn cầu.

Nguồn cung cà phê arabica của Ethiopia cho các quốc gia như Đức, Nhật Bản, Anh, Arab Saudi và Mỹ đang tiến hành mà không có bất kì sự cản trở nào, Ông Gizat cho hay.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu cà phê đặc sản, chiếm 20% xuất khẩu cà phê của Ethiopia, đã chịu một tổn thất đáng kể, theo 2Merkato.

"Khoảng 15 - 20% xuất khẩu cà phê của chúng tôi là cà phê đặc sản, đắt hơn nhiều so với các mặt hàng cà phê khác. Nó đã chịu [một] mất mát lớn do lệnh phong toả các quán ăn tự phục vụ và nhà hàng trên khắp thế giới", vị tổng giám đốc chia sẻ.

Mặc dù vậy, ông Gizat bày tỏ lo ngại việc phong toả kéo dài do đại dịch COVID-19 ở Ethiopia có thể có tác động tiêu cực đến doanh số bán cà phê và năng suất của nó.

Minh Dương