Giá cà phê hôm nay 12/8/2021: Hướng tới mốc 38.000 đồng/kg

Cập nhật: 07:25 | 12/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá cà phê hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm có xu hướng tăng nhẹ so với cùng thời điểm sáng hôm qua (11/8). Hiện nay, giá thu mua cà phê dao động trong khoảng 36.900 - 37.800 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 11/8/2021: Tăng 600 đồng/kg

Thị trường cà phê nhân chạm đỉnh sau 7 năm

Giá cà phê hôm nay 10/8/2021: Đảo chiều tăng mạnh

Giá cà phê trong nước

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 36.900 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 37.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 37.700 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 37.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 37.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 37.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 37.600 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 37.600 đồng/kg.

2424-giacaphe128
Giá cà phê hôm nay đồng loạt tăng (Ảnh minh họa)

Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm có xu hướng tăng nhẹ so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2021 được ghi nhận tại mức 1.859 USD/tấn sau khi tăng 0,05% (tương đương 1 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2021 tại New York đạt mức 183,85 US cent/pound, tăng 1,02% (tương đương 1,85 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Giá cà phê thế giới tiếp tục đà tăng, sàn New York tăng mạnh hơn London nguyên nhân một phần nhờ ảnh hưởng tích cực của gói ngân sách 1.000 tỷ USD xây dựng và phát triển hạ tầng của Mỹ vừa được Thượng viện nước này thông qua.

Reuters nhận định, đợt lạnh giá tồi tệ nhất ở Brazil kể từ năm 1994 đẩy giá cà phê nhân lên mức cao nhất trong gần 7 năm. Đánh giá mới nhất về tác hại của các đợt sương giá tháng 7/2021 của một quan chức cấp cao trong ngành nông nghiệp Brazil là khả năng thiệt hại có thể lên tới 10 triệu bao, chủ yếu là cà phê Arabica.

Cà phê Arabica trên sàn giao dịch Mỹ đã tăng gấp đôi trong một năm qua, khi sản lượng cà phê của Brazil giảm. Diễn biến của 2 sàn giao dịch những phiên vừa qua cũng thể hiện mối quan ngại của thị trường về vấn đề xuất khẩu cà phê Robusta từ khu vực Đông Nam Á trong ngắn hạn hơn là sản lượng cà phê Brazil năm 2022 và tiếp theo.

Theo các đại lý, gần đây, giá Robusta tiếp tục bắt kịp với đà tăng của Arabica sẽ thúc đẩy người tiêu dùng tăng cường mua Robusta để pha trộn.

Trong thời gian vừa qua, tình hình bất ổn chính trị tại Colombia đã cản trở các hoạt động xuất khẩu cà phê, khiến lượng hàng giảm so với bình thường.

Tuy nhiên, tính chung trong 8 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021, xuất khẩu cà phê toàn cầu vẫn tăng 2,2% so với cùng kỳ niên vụ 2019 - 2020 lên 87,3 triệu bao.

Nam Mỹ, khu vực xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, là khu vực duy nhất ghi nhận đà tăng trưởng xuất khẩu trong 8 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021, với mức tăng 12,3% so với cùng kỳ niên vụ trước lên 42,11 triệu bao.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê giảm ở hầu hết khu vực khác với châu Phi giảm 3,2% xuống 8,68 triệu bao, khu vực châu Á và châu Đại Dương giảm 6% xuống 26,06 triệu bao.

Tương tự, xuất khẩu cà phê từ Mexico và Trung Mỹ giảm 6,5% xuống 10,43 triệu bao so với 11,16 triệu bao của cùng kỳ trong niên vụ cà phê 2019 - 2020.

Về thị trường cung cấp, Brazil vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong 8 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021, đạt 31,3 triệu bao, tăng 16,6% so với cùng kỳ niên vụ 2019 - 2020.

Đứng thứ hai là Việt Nam với khối lượng xuất khẩu 16,9 triệu bao, giảm 12,7% so với cùng kỳ niên vụ trước và chiếm 13,3% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu. Colombia đứng thứ 3 với 8,6 triệu bao, tăng 2,1% so với 8 tháng đầu niên vụ 2019 - 2020.

Thanh Hằng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm