Dự báo giá xăng ngày 26/10: Thị trường trong nước tiếp tục điều chỉnh tăng?

Cập nhật: 10:41 | 25/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá nhiên liệu trên thế giới biến động mạnh nên kỳ điều chỉnh ngày mai (26/10). Trong kỳ điều chỉnh này, giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước có thể sẽ tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 25/10/2021: Giữ vững đà tăng, thiết lập đỉnh mới

Giá xăng dầu hôm nay 23/10/2021: Nối đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 22/10/2021: Dầu Brent lên 86 USD/thùng

Theo Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 19/10 tăng mạnh so với kỳ tính giá ngày 11/10.

Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình 95,89 USD/thùng, xăng RON 95 là 98,63 USD/thùng, cùng tăng đến 9% so với kỳ trước. Giá dầu cũng biến động đi lên, dầu thô có ngày chạm mức 96,11 USD/thùng.

Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết giá xăng thế giới những ngày qua tăng rất nhanh.

3957-dieuchinhgiaxang
Giá xăng, dầu trong nước dự báo tiếp tục tăng vào ngày mai (26/10)

Nếu không tác động đến quỹ bình ổn và giữ nguyên các loại thuế phí hiện tại, ở kỳ điều hành ngày 26/10, giá xăng E5 RON 92 có thể tăng 1.420 đồng/lít, giá xăng RON 95 tăng 1.940 đồng/lít.

Đây có thể là lần tăng thứ 4 liên tiếp trong vòng hơn 1 tháng qua. Như vậy, nếu giá xăng ngày mai tăng đúng như dự báo, mỗi lít có thể tiến gần với 25.000 đồng - mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Ngược lại, nếu cơ quan quản lý trích và sử dụng Quỹ bình ổn theo tỷ lệ 50/50 (tức 50% sử dụng quỹ, 50% giảm), giá xăng sẽ điều chỉnh quanh mức 700-800 đồng một lít. Còn giá dầu tăng 200-600 đồng một lít.

Đồng quan điểm, lãnh đạo doanh nghiệp ở Hà Nội cho biết, giá dầu biến động mạnh, tuy nhiên, với tình hình hiện nay có thể nhà điều hành sẽ sử dụng quỹ thay vì cho tăng mạnh.

Theo lãnh đạo các doanh nghiệp đầu mối, tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu thế giới đã tăng 60-70%. Nguyên nhân là tình trạng thiếu than và khí đốt ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu nên nhiều quốc gia phải chuyển sang dùng dầu. Trong khi đó, nhiều quốc gia cung ứng dầu không thể tăng nhanh mức sản lượng để cung ứng như thoả thuận, đẩy giá dầu tăng cao.

Việc giá các mặt hàng nhiên liệu liên tục lập đỉnh do lo lắng về tình trạng thiếu than và khí đốt ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu, phải chuyển sang dùng dầu. Đồng thời, một số nước thành viên OPEC+ không thể thực hiện nâng mưc sản lượng như đã thỏa thuận.

Trong nước, việc giá xăng dầu tăng vọt đang cản trở phần nào phục hồi kinh tế sau dịch.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết thời gian qua, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã sử dụng quỹ bình ổn giá theo hướng linh hoạt, giúp cho mặt hàng xăng dầu trong nước tăng thấp hơn đà tăng của thế giới.

Nhìn vào công thức tính giá cơ sở, các loại thuế phí chiếm tỷ trọng lên tới 42-43% cơ cấu giá mặt hàng xăng, trong đó thuế bảo vệ môi trường đang được tính một cách cơ học theo giá trị tuyệt đối, đối với xăng sinh học là 3.800 đồng/lít.

Đại diện Bộ Công Thương nhìn nhận mức thuế này rất cao trong yếu tố cấu thành giá.

"Bộ Công thương đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng, kiến nghị một số biện pháp, trong đó đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét, cân nhắc giảm các loại thuế, phí", ông Đông nói.

Tại kỳ điều hành 11/10, mỗi lít xăng tăng 930-970 đồng và dầu tăng 510-980 đồng. Theo đó, RON 92 lên mức 21.680 đồng một lít, RON 95 là 22.870 đồng một lít. Dầu hoả tăng lên 16.620 đồng một lít, dầu diesel là 17.540 đồng một lít, dầu madut là 17.090 đồng một kg.

Cơ quan điều hành tiếp tục không trích quỹ bình ổn cho tất cả mặt hàng, nhưng chi quỹ 950 đồng với xăng E5 RON 92 (tăng 100 đồng mỗi lít so với kỳ trước) và 150 đồng với dầu diesel, 100 đồng cho dầu hoả.

Thanh Hằng