Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ lệch sóng tiến độ sau khi hủy kết quả sơ tuyển

Cập nhật: 09:52 | 28/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - 03 tháng sau khi công bố kết quả sơ tuyển quốc tế lựa chọn nhà đầu tư cho Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ theo hình thức PPP, Ban quản lý dự án (PMU) Thăng Long vừa phải đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) hủy kết quả sơ tuyển để có thể thông báo đến các nhà đầu tư.

du an cao toc my thuan can tho lech song tien do sau khi huy ket qua so tuyen Dự án cao tốc Bắc - Nam: Chuẩn bị đầu tư 11 đoạn cao tốc thành phần
du an cao toc my thuan can tho lech song tien do sau khi huy ket qua so tuyen Khớp nối hạ tầng Bình Dương - Đồng Nai - TP. HCM: "Không phải xong hội nghị rồi thôi"
du an cao toc my thuan can tho lech song tien do sau khi huy ket qua so tuyen Bàn giao gần 99% mặt bằng dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Hủy kết quả sơ tuyển

Theo PMU Thăng Long, do việc phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cùng với một số nội dung trong phương án đầu tư được Bộ GTVT phê duyệt vào năm 2017 đang được xem xét, cập nhật nên công tác sơ tuyển nhà đầu tư cần được thực hiện lại để đảm bảo công khai, minh bạch.

du an cao toc my thuan can tho lech song tien do sau khi huy ket qua so tuyen

Sau gần 01 năm kể từ khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyển (tháng 04/2018), tháng 02/2019, Bộ GTVT yêu cầu PMU Thăng Long trong vai trò đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo cho các nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển Dự án Xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ gồm liên danh Idico - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1); Công ty CP Tập đoàn Đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn (SBRC) - Tập đoàn Cienco4 - Hà Thanh; Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) - Công ty Xây dựng công trình giao thông Trung Quốc (CCCC) - Horizon Invest.

Liên danh nhà đầu tư duy nhất được Bộ GTVT đánh giá là đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời sơ tuyển là liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 194 - Công ty Thi Sơn - Công ty Bắc Nam - CONICO 703.

Được biết, tại thời điểm mở hồ sơ dự sơ tuyển (ngày 16/05/2018), PMU Thăng Long đã nhận được hồ sơ dự sơ tuyển của 4 liên danh nhà đầu tư đăng ký tham gia. PMU Thăng Long đã tổ chức đánh giá, lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển và trình Bộ GTVT kết quả danh sách rút ngắn.

Quá trình sơ tuyển nhà đầu tư tại Dự án Xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ kéo dài và phức tạp hơn dự kiến do đây là lần đầu tiên, Bộ GTVT tiến hành lựa chọn nhà đầu tư PPP thông qua đấu thầu rộng rãi. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thậm chí đã phải tham vấn ý kiến của Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và 2 lần gia hạn hiệu lực hồ sơ dự sơ tuyển để có thể lựa chọn được liên danh nhà đầu tư có năng lực, đáp ứng các tiêu chí của hồ sơ mời sơ tuyển Dự án.

Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn I theo hình thức PPP được Bộ GTVT phê duyệt năm 2017, công trình có tổng chiều dài 23,6 km, giai đoạn I đầu tư mặt cắt ngang 4 làn xe, rộng 17 m, tổng mức đầu tư 5.408 tỷ đồng. Thời gian thu phí hoàn vốn công trình khoảng 18 năm 2 tháng và hỗ trợ bằng quyền thu phí đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương là 4 năm 2 tháng.

du an cao toc my thuan can tho lech song tien do sau khi huy ket qua so tuyen

Tuy nhiên, theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14, Nhà nước không trực tiếp hỗ trợ nhà đầu tư bằng quyền thu phí tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương mà phải thực hiện qua đấu giá. Số tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản, nguồn thu này được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công và ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng.

Do việc triển khai thủ tục đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương và thủ tục bố trí nguồn vốn sau đấu giá cho Dự án Xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ có những vướng mắc nhất định, không khả thi để thực hiện trong giai đoạn hiện nay, nên Bộ GTVT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn ngân sách Nhà nước (khoảng 932 tỷ đồng) hỗ trợ trực tiếp cho Dự án để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc PMU Thăng Long cho biết, nếu không bổ sung nút giao Quốc lộ 80 vào công trình, tổng mức đầu tư dự án là 5.135 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 932 tỷ đồng (tương đương 19,9%), thời gian hoàn vốn sẽ kéo dài 21,7 năm. Trong trường hợp bổ sung nút giao Quốc lộ 80, tổng mức đầu tư Dự án sẽ đội lên 5.503 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn cũng vọt lên tới 29,04 năm.

du an cao toc my thuan can tho lech song tien do sau khi huy ket qua so tuyen
Thủ tướng yêu cầu phải khánh thành cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ trong năm 2021 Ảnh minh họa

Mốc tiến độ mới của Dự án xây dựng cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

- Phê duyệt dự án: tháng 06/2019

- Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển: tháng 07/2019

- Công bố kết quả sơ tuyển: tháng 09/2019

- Phát hành hồ sơ mời thầu tới các nhà đầu tư lọt qua sơ tuyển: tháng 10/2019

- Thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư: tháng 03/2020

- Hoàn tất đàm phán, ký hợp đồng: cuối tháng 03/2020

- Khởi công dự án: tháng 04/2020

- Hoàn thành dự án: tháng 02/2022

Lệch sóng tiến độ

Mới đây, tại hội nghị Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam diễn ra hồi đầu tháng 05 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là vùng kinh tế năng động bậc nhất của Việt Nam, là trung tâm thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước. Đây cũng là nơi khởi nguồn cho những đột phá kinh doanh thời lúc bắt đầu mở cửa đất nước.

Nổi bật nhất là sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành Trung ương và các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ trong lĩnh vực giao thông. Thủ tương đưa ra ví dụ, nhiều dự án mang tính nội vùng, liên vùng về giao thông đã được triển khai và đưa vào khai thác như dự án cao tốc TP. HCM - Trung Lương, TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc lại yêu cầu phải khánh thành đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ trong năm 2021.

Như vậy, với tiến độ dự kiến như đã nêu ở trên, khả năng hoàn thành tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ kịp tiến độ khớp nối toàn tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ là không thể.

Đó chính là một trong số những hạn chế đã được Thủ tướng chỉ ra đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các lợi thế của vùng chưa được phát huy hết nhằm tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng. Kết cấu hạ tầng chưa tương xứng, chất lượng phát triển đô thị còn thấp; bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu.

Cơ chế, chính sách cho phát triển vùng còn chưa được hoàn thiện, thiếu đột phá. Còn thiếu sự liên kết vùng, vẫn còn tình trạng "mạnh ai nấy làm", dẫn tới không thể liên kết mạnh mẽ được, công tác phối hợp giữa các địa phương trong vùng còn rất hạn chế;

Là một vùng kinh tế động lực, nhưng chỉ số PCI, PAPI trong những năm gần đây còn chưa cao, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế, đang là rào cản, cản trở sự phát triển của vùng.

Yến Thanh