Doanh nghiệp bất động sản huy động gần 127.000 tỷ đồng trái phiếu sau 9 tháng

Cập nhật: 15:12 | 12/10/2021 Theo dõi KTCK trên

9 tháng đầu năm, khoảng 11% giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu.

0828-byt-yyng-syn
Doanh nghiệp bất động sản huy động gần 127.000 tỷ đồng trái phiếu sau 9 tháng. (Ảnh minh họa)

Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) vừa có báo cáo thống kê thị trường trái phiếu từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Trong tháng 9, có tổng cộng 42 đợt phát hành trái phiếu, toàn bộ được phát hành theo hình thức phát hành riêng lẻ với tổng giá trị phát hành là 29.734 tỷ đồng.

Cụ thể, nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về khối lượng phát hành trong tháng, với tổng giá trị phát hành 13.860 tỷ đồng, chiếm 47% tổng giá trị phát hành. Các ngân hàng có khối lượng phát hành lớn gồm BIDV (3.240 tỷ), OCB (2.000 tỷ), Vietinbank (2.050 tỷ).

Nhóm bất động sản xếp vị trí thứ hai với tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ đạt 8.394 tỷ đồng, trong đó khoảng 11% trái phiếu phát hành bảo đảm bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản bảo đảm.

Một số trái phiếu có khối lượng phát hành lớn nổi bật trong tháng gồm SeABank (3.000 tỷ đồng), Masan Hightech Materials (2.400 tỷ đồng), BIDV (2.300 tỷ đồng),... Kỳ hạn phát hành chủ yếu trong khoảng 1-5 năm. Lãi suất phát hành dao động trong khoảng 9,5 - 12%/năm.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, có tổng cộng 599 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước. Trong đó, nhóm các ngân hàng thương mại tiếp tục dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt hơn 132.300 tỷ đồng.

Nhóm bất động sản xếp vị trí thứ hai với tổng khối lượng phát hành 126.700 tỷ đồng. Trong đó, có khoảng 11% giá trị trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu. Lãi suất phát hành dao động trong khoảng 8 - 13%/năm.

Liên quan đến câu chuyện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia nhận xét, tại Việt Nam, nhiều tập đoàn bất động sản phát hành cả chục nghìn tỷ đồng nhưng không ai giám sát, đánh giá xếp hạng tín nhiệm.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Covid-19 khiến dòng tiền doanh nghiệp cạn kiệt, khi đó "quả bom nợ" nằm ở nơi phát hành trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao chứ không phải những tập đoàn đang dẫn đầu ngành.

Hiện nay, tác động trực tiếp rõ nét nhất của dịch bệnh tới thị trường bất động sản chính là việc cho thuê văn phòng, cửa hàng, khách sạn bị sụt giảm mạnh. Nhiều dự báo cho thấy, phân khúc này chỉ có thể trở lại bình thường sau 6 tháng hoặc khi du lịch quốc tế được mở cửa.

Ông Nghĩa nhận định, câu chuyện nợ của Tập đoàn Evergrande (Trung Quốc) như một lời cảnh báo đối với thị trường bất động sản trong nước để tránh việc hình thành những "bom nợ Evergrande" phiên bản Việt Nam. Đồng thời, nhà quản lý cần minh bạch để tránh được "bom nợ", nhất quyết không để tình trạng lái xe, tạp vụ, bảo vệ… thành lập công ty riêng rồi đi vay vốn hộ ông chủ.

Khoáng sản Bình Dương (KSB) tăng huy động vốn qua kênh trái phiếu

CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (Mã chứng khoán: KSB) vừa thông qua nghị quyết về chủ trương phát hành trái phiếu đợt ...

Thêm 3.400 tỷ đồng vốn trái phiếu chảy về dự án M&A Khu đô thị Sài Gòn Bình An

Năm 2016, Khu đô thị Sài Gòn Bình An từng được định giá 19.000 tỷ đồng (tương đương gần 900 triệu USD tại thời điểm ...

BIDV sắp chào bán 112 triệu trái phiếu, dự kiến thu về hơn 11.000 tỷ đồng

Vào cuối tháng 10 này, BIDV sẽ phân phối 112 triệu trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/tp ra công chúng.

Lâm Tuyền