Điều kiện để doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động ra nước ngoài

Cập nhật: 11:01 | 23/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo Dự thảo Luật người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài phải có đủ nhiều điều kiện.

dieu kien de doanh nghiep dich vu dua nguoi lao dong ra nuoc ngoai

Bảng giá xe Honda Vision 2019 mới nhất tháng 12

dieu kien de doanh nghiep dich vu dua nguoi lao dong ra nuoc ngoai

Bảng giá xe SH Mode mới nhất ngày 23/12

dieu kien de doanh nghiep dich vu dua nguoi lao dong ra nuoc ngoai

Theo đó, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài phải là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có 100% vốn góp của nhà đầu tư trong nước, có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 5 tỷ đồng; có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ LĐ-TB&XH cấp; Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn 5 năm và được gia hạn nhiều lần, tối đa mỗi lần 5 năm.

Cùng với đó, doanh nghiệp được cấp giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Dự thảo cũng nêu rõ về điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, sau khi doanh nghiệp đáp ứng quy định doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có 100% vốn góp của nhà đầu tư trong nước, có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên và thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 5 tỷ đồng, thì cần đáp ứng thêm các quy định: Đã thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại. Người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên, đã làm việc ít nhất 5 năm trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong vòng 10 năm trước khi đề nghị cấp giấy phép; Có nhân viên chuyên trách và tổ chức bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; có cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kiến thức cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

Dự thảo cũng quy định, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ LĐ-TB&XH xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ LĐ-TB&XH trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

dieu kien de doanh nghiep dich vu dua nguoi lao dong ra nuoc ngoai Những điều chỉnh của Bộ luật Lao động tác động lớn đến người lao động

Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021 có những thay đổi lớn mà ...

dieu kien de doanh nghiep dich vu dua nguoi lao dong ra nuoc ngoai Bất động sản Bình Dương còn dư địa phát triển?

TBCKVN - Số lượng căn hộ tại thị trường Bình Dương hiện nay khá lớn song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này ...

dieu kien de doanh nghiep dich vu dua nguoi lao dong ra nuoc ngoai Những đặc quyền của người lao động tại Luật Lao động sửa đổi

TBCKVN - Người lao động được ủy quyền cho người khác nhận lương; Cấm ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch ...

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm