Dịch tả lợn châu Phi: Lây lan trên diện rộng, công tác phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn

Cập nhật: 15:09 | 12/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 13 tỉnh. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch còn gặp nhiều khó khăn do giá hỗ trợ hộ chăn nuôi thấp hơn so với thị trường, nhiều hộ dân bán lợn bệnh hoặc nghi bệnh mà không báo chính quyền biết…  

dich ta lon chau phi lay lan tren dien rong cong tac phong chong dich gap nhieu kho khan Cập nhật mới nhất về tình hình dịch tả lợn châu Phi: Cả nước có 13 tỉnh công bố dịch
dich ta lon chau phi lay lan tren dien rong cong tac phong chong dich gap nhieu kho khan Ninh Bình và Quảng Ninh là 2 địa phương tiếp theo công bố dịch tả lợn châu Phi
dich ta lon chau phi lay lan tren dien rong cong tac phong chong dich gap nhieu kho khan Thái Nguyên – tỉnh thứ 10 có dịch tả lợn châu Phi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) cho biết, đến 10/3, dịch tả lợn châu Phi (AFS) đã xảy ra ở 136 xã, 37 huyện tại 13 tỉnh gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hoà Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định với tổng số lợn bệnh và tiêu huỷ là 14.368 con.

Theo Tổ chức Thú y Thế giới, tính từ năm 2017 đến 3/3/2019 có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh dịch tả lợn châu Phi như Nga, Trung Quốc, Mông Cổ... Ngoài ra, các nước trong khu vực nhất là nước có biên giới chung với Việt Nam cũng đã có bệnh này nhưng chưa công bố.

dich ta lon chau phi lay lan tren dien rong cong tac phong chong dich gap nhieu kho khan
Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến cho biết công tác phòng chống dịch còn rất nhiều khó khăn, dẫn đến chưa hiệu quả triệt để. Giá hỗ trợ hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu huỷ theo quy định là 38.000 đồng mỗi kg lợn hơi, thấp hơn so với giá thị trường. Nhiều nơi chỉ hỗ trợ khoảng 27.000 đồng, thời gian hỗ trợ kéo dài nhiều tháng, thủ tục hỗ trợ còn vướng nhiều quy định.

Bên cạnh đó, cả nước có hàng triệu hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và hầu hết không khai báo, đăng ký khi nuôi lợn, thủ tục hỗ trợ mất nhiều thời gian. Do đó, ông cho biết có tình trạng nhiều người dân bán lợn bệnh, lợn nghi bệnh, không báo cho chính quyền và cơ quan thú y.

Về hoá chất phòng, chống bệnh thì việc tổ chức đấu thầu mất nhiều thời gian, nhất là khi phải đấu thầu mua hóa chất mới. Thù lao cho người hỗ trợ phòng dịch ở nhiều địa phương không bố trí được kinh phí hoặc có nhưng thấp (chỉ khoảng 50.000 đồng mỗi ngày) nên không đủ nhân lực. Nhân lực thú y bị cắt giảm cơ học do tinh giản biên chế dẫn đến không đủ người để kiểm dịch động vật cũng như các hoạt động thú y khác. Bên cạnh đó, các thiết bị sau nhiều năm sử dụng bị hỏng, không hoạt động hiệu quả...

Ngoài đề xuất tăng cường nhân lực, kinh phí để khống chế dịch bệnh, ngành nông nghiệp cũng đề nghị các tổ chức quốc tế từng có dịch bệnh này hỗ trợ. Về các biện pháp phòng chống dịch trong thời gian tới, bộ NN&PTNN đề xuất với Thủ tướng cho phép hỗ trợ 80% giá thị tường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống phải tiêu hủy, bỏ điều kiện phải khai báo và có xác nhận của UBND cấp xã.

Đồng thời huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tổ chức ngăn chặn, khống chế dịch bệnh ASF, chủ tịch UBND các tỉnh khẩn trương xây dựng và ban hành kịch bản cho các tình huống bệnh dịch xẩy ra tại địa phương.

Bên cạnh đó chỉ đạo Bộ Thông tin và truyền thông tuyên truyền sâu rộng để mọi người cùng vào cuộc kiểm soát dịch bệnh lây lan. Tiếp tục tổ chức hướng dẫn xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu….

Nguyễn My