Sức khỏe:

Dấu hiệu nhận biết bé bị thiếu chất và cách khắc phục kịp thời

Cập nhật: 09:22 | 27/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bé biếng ăn, không tăng cân, suy dinh dưỡng, ngủ hay giật mình, kém tập trung,... là những biểu hiện thường thấy để báo động với mẹ rằng con bị thiếu chất dinh dưỡng và cần bổ sung ngay lập tức.

dau hieu nhan biet be bi thieu chat va cach khac phuc kip thoi

Những tác hại của việc xem tivi đối với trẻ em

dau hieu nhan biet be bi thieu chat va cach khac phuc kip thoi

Dạy con nên người qua bốn bước đơn giản dưới đây

dau hieu nhan biet be bi thieu chat va cach khac phuc kip thoi

Phương pháp giáo dục trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi

Thiếu Vitamin A

Dấu hiệu: Mẹ có thể quan sát thấy mắt bé bị khô, sợ ánh sáng, ít nước mắt; đồng thời da con thô ráp, bong vảy, sần sùi.

Nguy cơ: Thiếu vitamin sẽ khiến bé chậm lớn và đây là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở trẻ em.

Mẹ hãy bổ sung vitamin A cho con bằng cách cho bé ăn trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại rau củ như cà rốt, khoai lang, cải xoăn, rau ngót, bông cải xanh. Đặc biệt mẹ cần lưu ý cho bé uống vitamin A định kì 6 tháng/lần với bé dưới 3 tuổi.

dau hieu nhan biet be bi thieu chat va cach khac phuc kip thoi
Ảnh minh họa

Thiếu vitamin B2

Dấu hiệu: Bé nhạy cảm ánh sáng, mắt có vệt đỏ, cổ họng, lưỡi sưng, viêm; khóe miệng nứt nẻ hoặc loét (chốc mép).

Nguy cơ: Bé thiếu vitamin B2 có thể bị tiêu chảy kéo dài, viêm kết mạc, giác mạc, chốc mép gây khó chịu cho bé dẫn đến lười ăn, chậm phát triển.

Mẹ cho bé ăn đầy đủ thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 như gan, thận, tim động vật; pho mát, trứng, thịt nạc, nấm, sữa, cá.

Thiếu vitamin C

Dấu hiệu: Bé dễ bị bầm da, vết thương lâu lành, nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, sún răng, răng vàng, bé hay kêu đau mỏi toàn thân.

Nguy cơ: Vitamin C là chất thiết yếu cho việc tạo ra collagen, một dạng protein quan trọng giúp nâng đỡ mô dưới da, mạch máu, xương và sụn. Vitamin C còn tham gia vào chuyển hoá sắt và acid folic, nó làm tăng hấp thu sắt. Bé thiếu vitamin C thường gặp các bệnh về răng miệng và da khiến bé lười ăn, chậm lớn, bé hay mệt mỏi, chậm phát triển.

Mẹ nên tích cực cho bé ăn hoa quả giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, kiwi, cà chua, bông cải xanh, măng tây, cải bắp, ớt xanh, và khoai lang.

Thiếu vitamin D

Dấu hiệu: Tương tự khi bé bị thiếu hụt canxi đó là móng tay, móng chân yếu và dễ gãy, sâu răng, bé hay quấy khóc, ngủ hay giật mình, thường đổ mồ hôi trộm, chậm biết bò, răng mọc chậm.

Nguy cơ: Bé thiếu vitamin D sẽ dẫn đến không hấp thụ được canxi từ thức ăn bé ăn mỗi ngày. Ngoài ra bé cũng có thể mắc bệnh tiểu đường, dị ứng, bệnh suyễn và các bệnh truyền nhiễm khi bé phát triển.

Mẹ cần bổ sung thực phẩm có chứa nhiều vitamin D vào khẩu phần ăn của bé như cá hồi, cá tuyết và cá thu, lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa như pho mát và sữa chua. Các loại ngũ cốc và sữa đậu nành cũng khá tốt. Ngoài ra, mẹ nên tích cực cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm trong 1 năm đầu đời để hấp thụ vitamin D từ ánh nắng, phòng ngủ của bé phải thoáng mát, có ánh sáng mặt trời.

dau hieu nhan biet be bi thieu chat va cach khac phuc kip thoi
Ảnh minh họa

Thiếu canxi

Dấu hiệu: Móng tay, móng chân yếu và dễ gãy, sâu răng, bé hay quấy khóc, khó ngủ, hay bị chuột rút cơ.

Nguy cơ: Thiếu canxi sẽ làm cho xương của bé mềm đi, dễ gãy và có thể bị thay đổi hình dạng. Mẹ có thể quan sát thấy chân bé bị cong, điều này làm chậm sự phát triển thể chất của bé, bé thường xuyên đau cơ và hay ốm yếu. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Yeong lưu ý rằng thiếu canxi rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh.

Mẹ nên tăng cường cho bé ăn sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, uống nước cam, ăn đậu phụ, rau xanh như rau cải xoăn, súp lơ…

Thiếu sắt

Dấu hiệu: Móng tay, móng chân mỏng, da nhợt nhạt, môi khô, lưỡi hay bị sưng hoặc viêm, trên da xuất hiện vết bầm hoặc dễ bị thâm tím.

Nguy cơ: Nếu bé có các biểu hiện trên, rất có thể bé bị thiếu máu, dẫn đến nguy cơ cơ thể không có đủ lượng máu cần thiết để cung cấp cho các bộ phận khác, bé dễ bị nhiễm trùng và chậm phát triển.

Mẹ cần bổ sung thêm 1 số thực phẩm giàu sắt như: Thịt nạc, cá, thịt gà, thịt bò, trứng và các loại ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn của bé.

Thiếu chất béo omega-3

Dấu hiệu: Da, tóc và mắt khô, bé khát nước liên tục.

Nguy cơ: Bé thiếu Omega-3 có thể mắc hội chứng Tăng động-giảm chú ý (ADD) và tiếp thu chậm trong quá trình học tập sau này. Chuyên gia Yeong cảnh báo bé có thể gặp các vấn đề về sức khỏe lâu dài khác như bệnh chàm, dị ứng, táo bón khi cơ thể bé thiếu hụt chất béo Omega-3.

Mẹ nên bổ sung vào bữa ăn của bé các thực phẩm giàu axit béo Omega 3 như cá hồi, cá tuyết, cá thu, quả óc chó. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần tiêu thụ một lượng chất béo Omega-3 khoảng 30-40% trên tổng năng lượng nạp vào cơ thể trong 1 ngày. Trẻ từ 4 tuổi trở lên sẽ cần 25-35% tổng lượng calo một ngày.

Ngày nay, các bố mẹ đều theo đuổi cách nuôi con "kiểu Mỹ" ý là con muốn ăn gì để con ăn, con ăn bao nhiêu cũng để con tự túc. Tuy đó là phương pháp có có ý nghĩa quyết định thói quen ăn uống tự chủ và nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng nhưng cũng có thể khiến trẻ bị thiếu vi chất. Nhưng trẻ nhỏ thường có khuynh hướng không ăn rau mà chỉ ăn thịt hoặc chỉ ăn một vài món. Các vitamin và vi khoáng chất có ở nhiều thức ăn với hàm lượng khác nhau trong các loại rau củ, đậu, hạt, trái cây, lẫn trong thức ăn động vật, đòi hỏi bé phải ăn đa dạng.

Ba mẹ cũng cần lưu ý, vitamin và khoáng chất là những dưỡng chất đặc biệt mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải dung nạp từ thực phẩm. Thế nhưng tùy thuộc vào thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng của các bé mà bố mẹ có cách bổ sung vitamin và khoáng chất khác nhau. Nếu chẳng may, con của bạn chưa chịu ăn đa dạng thì giải pháp đơn giản chính là bổ sung vi chất thông qua các loại chế phẩm khác mà trẻ dễ chấp nhận hơn. Quan trọng là bố mẹ cần chọn được loại sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, 100% tự nhiên, không phẩm màu, không chất bảo quản, không hương liệu nhân tạo để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Kim Ngưu