"Con đường" cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn: Cũng nhiều khúc mắc

Cập nhật: 11:08 | 30/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ngày 29/05, một lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines (UpCOM: MVN) đã kết thúc đàm phán và chính thức thực hiện quá trình chuyển nhượng 75,01% cổ phần của Cảng Quy Nhơn từ CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành về lại cho Nhà nước sau kết luận của Thanh tra Chính phủ.

con duong co phan hoa cang quy nhon lam truc trac nhieu bat trac

Duyệt kế hoạch lợi nhuận 0 đồng của Vinalines năm 2019

con duong co phan hoa cang quy nhon lam truc trac nhieu bat trac

Cảng Quy Nhơn muốn lên HoSE trong năm 2019 và trả cổ tức theo tỷ lệ 20%

con duong co phan hoa cang quy nhon lam truc trac nhieu bat trac

Những thương vụ cuối cùng của nguyên Chủ tịch HĐTV Vinalines

Được biết, số tiền mã MVN sẽ chuyển nhượng chính là khoản mà Công ty Hợp Thành đã chi ra để mua 75,01% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn từ Vinalines trước đó (khoảng 404 tỷ đồng). Các thủ tục sang tên tại thương vụ này đang được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam triển khai và dự kiến sẽ hoàn tất trong 2 ngày tới.

Ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban Truyền thông Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết,:“Số tiền Vinalines chuyển nhượng là 415 tỷ đồng, tương ứng với số tiền mà Công ty Hợp Thành đã chi ra mua 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn trước đó từ Vinalines”.

con duong co phan hoa cang quy nhon lam truc trac nhieu bat trac

Quá trình Công ty Hợp Thành sở hữu 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn:

Tháng 09/2013, Vinalines tổ chức bán đấu giá lần thứ nhất 10% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn cho cổ đông và 10% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược là Công ty Hợp Thành, 5% vốn còn lại được bán cho người lao động và tổ chức công đoàn.

Tháng 06/2015, Vinalines tiếp tục chuyển nhượng đợt 2. Kết quả 26,01% tỷ lệ sở hữu của Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thuộc về Hợp Thành.

Tháng 09/2015, Vinalines tiếp tục bán nốt 49% vốn còn lại cho Hợp Thành, nâng tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của doanh nghiệp này tại cảng Quy Nhơn lên 86,23%.

Tháng 09/2018, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về cổ phần hóa tại Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và thoái vốn bất thường tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn của MVN, đồng thời chỉ ra nhiều sai phạm, trong đó có việc Bộ GTVT cho phép Vinalines chuyển nhượng 75,01% cổ phần thuộc sở hữu của Nhà nước theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo, chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Mới nhất, Vinaconex, Sabeco, Cảng Quy Nhơn đã đucợ đưa vào phiên tường thuật trực tiếp khi Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.

Cụ thể, đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) nhận thấy việc cổ phần hóa còn thiếu công khai minh bạch, lợi ích nhóm, can thiệp chưa đúng quy định của pháp luật, ông chỉ ra 3 ví dụ trong đó có trường hợp tại Cảng Quy Nhơn.

con duong co phan hoa cang quy nhon lam truc trac nhieu bat trac
Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) tại phiên họp thứ 7 về vấn đề kinh tế xã hội

Thứ nhất, trong quá trình cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, thanh tra chính phủ nêu rõ Bộ Giao thông Vận tải với vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải, là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đã chưa làm đúng chức năng nhiệm vụ, để xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình bán vốn nhà nước tại cảng Quy Nhơn không đúng với Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ trước đó phê duyệt.

Trong chuyển nhượng vốn nhà nước tại Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành 2 văn bản trái phép cho phép công ty Hợp Thành sở hữu 75,01% cổ phần cảng Quy Nhơn theo phương thức thỏa thuận trực tiếp. Từ những sai phạm trên, thanh tra chính phủ đã yêu cầu Bộ hủy bỏ 2 văn bản và thu hồi 75% cổ phần cảng Quy Nhơn đã bán cho Công ty Hợp Thành. Rõ ràng, đây là sự vi phạm từ phía cơ quan quản lý nhà nước là chính, nếu loại từ yếu tố cấu kết của doanh nghiệp với lợi ích nhóm, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư khi tham gia vào quá trình cổ phần hóa.

Con đường cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn

Cảng Quy Nhơn hình thành năm 1976 do Cục Đường biển (Bộ Giao thông Vận tải) quản lý. Đến năm 1993, Bộ GTVT quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn. Năm 2009, cảng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn.

Tháng 07/2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn thành Công ty CP cảng Quy Nhơn (QNP). Trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn là một trong những cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 của nhóm cảng biển Nam Trung Bộ với hệ thống 20.960 m2 kho, 48.000 m2 bãi chứa container.

con duong co phan hoa cang quy nhon lam truc trac nhieu bat trac
Cảng Quy Nhơn (ảnh google map)

Trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn có trụ sở làm việc 3 tầng, hàng chục gian nhà ở và hơn 300.000 m2 "đất vàng" trong nội thành Quy Nhơn dưới hình thức thuê đất 50 năm hoặc giao không thu tiền sử dụng đất.

Ngoài cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, cảng Quy Nhơn còn có 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, trong đó lớn nhất là cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn. Theo các chuyên gia về cảng biển, để có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 50.000 tấn, mức đầu tư xây dựng cho cầu tàu này phải chi phí hơn 1.000 tỷ đồng.

Cảng Quy Nhơn sở hữu 165 phương tiện, thiết bị chuyên dụng trị giá hàng trăm tỷ đồng như: Cẩu trục có sức nâng từ 7 đến 100 tấn, xe nâng, tàu lai, xe tải, xe xúc, xe đào, trạm cân. Riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên thị trường khoảng 150 tỷ đồng.

Với khối tài sản "khủng" như vậy nhưng trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn chỉ được định giá hơn 404 tỷ đồng (thời điểm này cảng Quy Nhơn có lượng tiền mặt gần 53 tỷ đồng và nợ ngắn hạn hơn 100 tỷ đồng).

Hệ thống cầu tàu, bồn, bể chứa nhiên liệu ở cảng Quy Nhơn. Theo những người từng công tác ở cảng Quy Nhơn, trong quá trình cổ phần hóa, một số doanh nghiệp trong nước đến đặt vấn đề mua toàn bộ cảng với giá khoảng 2.000 tỷ đồng nhưng không được.

Ông Tô Tử Thanh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho rằng việc xác định giá trị tài sản cảng Quy Nhơn có nhiều khuất tất. “Chỉ cần bán 2 cần cẩu và thương hiệu cảng Quy Nhơn thôi cũng đủ thu trên 400 tỷ, đó là chưa kể bao nhiêu tài sản khác nữa”, ông Thanh nói.

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm