Cổ phiếu TPB của TPBank có gì hấp dẫn khiến Doji dự chi hàng trăm tỷ đồng nhằm nâng tỷ lệ sở hữu?

Cập nhật: 11:26 | 24/11/2020 Theo dõi KTCK trên

CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji đăng ký mua hơn 11,6 triệu cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank (sàn HOSE) từ ngày 26/11 đến ngày 25/12. Nếu giao dịch thành công, Doji sẽ tăng tỷ lệ sở hữu từ 6,64% lên 8%, tương ứng hơn 68,5 triệu cổ phiếu TPB. Được biết, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank đồng thời là người đại diện phần vốn góp của Doji tại chính ngân hàng này.

2347-tp-bank
Hình minh họa

Ở diễn biến khác, TPBank dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu trả cổ tức 20% và phát hành cổ phiếu tăng vốn tỷ lệ 2,18%. Tổng lượng phát hành dự kiến hơn 181 triệu cổ phiếu. Ngày đăng ký cuối cùng là 1/12. Đồng thời, ngân hàng còn dự kiến phát hành gần 34 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP với tỷ lệ phát hành 4,16%. Thời gian thực hiện dự kiến từ 17/11 đến 4/12.

Dự kiến sau khi phát hành thành công 3 đợt trên, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 8.566 tỷ đồng lên 10.717 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của TPBank gần đây giao dịch không thực sự tích cực khi có 3 phiên giảm điểm liên tiếp (từ 19-23/11). Chốt phiên giao dịch 23/11, cổ phiếu TPB giảm 0,41% xuống mức 24.550 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 1.807.420 đơn vị. Với mức giá này, ước tính Doji có thể phải chi tới gần 285 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ mua cổ phiếu lần này.

2407-tpb
Diễn biến cổ phiếu TPB trong những phiên gần đây. Nguồn cafef

Về hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý III/2020 của TPBank cho thấy, tổng nợ xấu tính đến 30/9 là hơn 1.970 tỷ đồng, tăng 60% so với thời điểm cuối 2019 (hơn 1.235 tỷ đồng). Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 27% lên hơn 569,5 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 82% lên hơn 555 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 76% lên hơn 846 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức gần 1,3% hồi đầu năm lên gần 1,8%.

Cho vay khách hàng tại thời điểm cuối quý III tăng 15% lên hơn 110.340 tỷ đồng. Trong đó cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước đạt trên 108.208 tỷ đồng, cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá hơn 734,5 tỷ đồng, cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư hơn 68 tỷ đồng, cho vay các tổ chức, cá nhân nước ngoài hơn 1.328 tỷ đồng.

Vẫn theo báo cáo 9 tháng đầu năm, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế tăng 26% so cùng kỳ, lần lượt đạt hơn 3.023 tỷ đồng và gần 2.420 tỷ đồng. Đáng chú ý, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank âm hơn 3.600 tỷ đồng trong khi cùng kỳ dương hơn 8.711 tỷ đồng. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm hơn 287 tỷ đồng. Tính riêng quý III, ngân hàng đạt lợi nhuận sau thuế hơn 791 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ. Điểm đáng lưu ý là tuy TPBank ghi nhận lợi nhuận tăng song chi phí dự phòng rủi ro lại giảm 7% trong quý III và giảm 23% trong 9 tháng đầu năm.

TPBank sẽ phát hành thêm hơn 215 triệu cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã chứng khoán TPB – sàn HOSE) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ ...

TPBank bị “tố” làm trái Thông tư của Ngân hàng Nhà nước?

Ngân hàng TMCP Tiên phong (TP Bank) vừa bị doanh nghiệp “tố” không có thiện chí trong việc hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng ...

Tổng nợ xấu của TPBank tăng 60% lên hơn 1.970 tỷ đồng

Báo cáo tài chính quý III/2020 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho thấy, tổng nợ xấu tính đến 30/9 là hơn 1.970 tỷ ...

Tuệ An (t/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm